19 April, 2012

Câu hỏi ôn tập Chương IV Đương lối CM của ĐCSVN- GV Trần Ngọc Hằng_HVNH



Chương IV
Đường lối công nghiệp hóa

Câu 1. Đường lối CN hóa thời kì đổi mới

Trả lời
Trong thời kỳ 1960 -1985, chúng ta đã nhận thức và tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu cũ, mô hình khép kín tập trung, đề cao công nghiệp nặng cùng tư tưởng nóng vội làm,  nhanh, làm lớn đã bộc lộ những thiếu sót và sai lầm trong quản lí, tổ chức cơ cấu kinh tế khiến đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội buộc Đảng và nhà nước đưa ra đường lối đổi mới về công nghiệp hóa
Đại hội VI đã chỉ ra những sai lầm trong đường lối công nghiệp hóa 1960 – 1986, đến hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1/1994) có bước đột phá mới trong nhận thức về công nghiệp hóa. Bước đột phá này thể hiện trước hết ở nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. 

Từ đại hội 8 sau những bước chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội tiếp tục khẳng định quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu ra ở hội nghị Trung ương 7 khóa VII. Đảng đã khẳng định công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Tiến hành công nghiệp hóa trước khi hiện đại hóa đồng thời công nghiệp hóa phải gắn liền với nền kinh tế tri thức,coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao.

Cùng với đó Đảng cũng chỉ rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

 Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển
CNH –HDH là sự nghiệp của toàn dân tộc vì vậy phải phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là : vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước trong đó con người là yếu tố quyết định. Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.

Đồng thời lấy khoa học và công  nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Tuy nhiên phải biết lựa chon, sử dụng và chuyển giao KH – CN 1 cách hợp lí để tránh lãng phí, kém hiệu quả.

Để phát triển ổn định, lâu dài thì CNH – HĐH phải đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Kinh tế phát triển nhằm mục đích tạo ột xã hội công bằng, no đủ về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân, tuy nhiên phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường. Phát triển kinh tế, CNH – HĐH phải thân thiện và bảo vệ môi trường có như thế nền kinh tế mới ổn định và hiệu quả

Đất nước ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới về CNH- HĐH. Đường lối đổi mới đã đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và dần phát triển khẳng định vị trí trong khu vực và trường quốc tế.

Câu 2. Sự đổi mới tư duy về CNH từ ĐH VI - ĐH IX của ĐCS VN

Trả lời

Đường lối đổi mới CNH giai đoạn 1960 – 1986dựa trên cơ sở nền kinh tế khép kín cùng vs đó là tư tưởng chủ quan, nóng vội thích làm lớn đẫ đưa đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội buộc Đảng và nhà nước phải thực hiện đổi mới về công nghiệp hóa mà trước hết là đổi mới tư duy

Đổi mới tư duy được đánh dấu bắt đầu từ ĐH VI (12/1986) khi Đảng chỉ rõ những sai lầm trong đường lối và thực hiện CNH hóa giai đoạn trước đặc biệt là giai đoạn 1975 – 1986. Chúng ta đạ phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – Kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, sai lầm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư khi tập trung quá nhiều vào công nghiệp nặng mà không quan tâm đến trước mắt là sản xuất lương thực và hành tiêu dùng.
Đến hội nghị Trung ương 7 khóa VII (1/1994) có bước đột phá mới trong nhận thức về công nghiệp hóa. Bước đột phá này thể hiện trước hết ở nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Lần đầu tiên khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại háo được đề cập đến. Và pahir đến ĐH 8  (6/1996) sau 10 năm đổi mới khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa được đưa vào sử dụng

Tiếp đến Đại hội IX (4/2001) và Đại hội X (4/2006), Đảng tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số quan điểm mới về công nghiệp hóa. Đảng chỉ rõ con đường và hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta. tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: phát triển kinh tế  và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam.

Đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Đồng thời phải phát triển nhanh có hiệu quả những ngành trong nước có lợi thế. Cùng với đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại, Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hướng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.

Đổi mới tư duy là bước đổi mới quan trọng trước khi thực hiện CNH – HĐH đất nước. Những kết quả và thành tựu đã đạt được đã chứng minh tính đúng đắn của con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa Đảng và nhà nước đã chọn

Câu 3: Mục tiêu và quan điểm về CNH-HĐH tại ĐH X, ĐH XI của ĐCSVN
1.                  Mục tiêu
2.                  Quan điểm
3.                  Kết luận
Trả lời
Sau những hạn chế của đường lối CNH thời kì 1960 -1986 Đảng và nhà nước đưa ra đường lối đổi mới về CNH – HĐH và đưa ra những mục tiêu và quan điểm về CNH-HĐH tại ĐH VII, được phát triển bổ sung trong các ĐH sau mà gần đây nhất là Đh 10 và 11
Về Mục tiêu , Đảng xác định mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể. Đại hội X xác định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Về quan điểm, Đảng đưa ra 5 quan điểm mới trong việc chỉ đạo thực hiện CNH – HĐH ở thời kì mới.

Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Công nghiệp hóa phải đi liền với hiện đại hóa. Công nghiệp hóa phải thực hiện thức làm nền tảng cho hiện đại hóa. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa khi trên thế giới đang phát triển nền kinh tế tri thức . Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải nóng vội, duy ý chí. Vì vậy, Đại hội X chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để tránh những khuyết tật và giảm thiểu hậu quả mà KTTT đêm lại cùng với đó là giữ ổn định con đường chính trị đã chọn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. và hội nhập chứ không hòa tan.

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh, bền vững. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới. Vì vậy cần phải chú ý để bồi dưỡng đào tạo nhân lực một cách có hiệu quả, tránh việc chảy máu chất xám.

Bốn là, khoa học và công  nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học, công nghệ còn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh phát triển kinh tế cần phải đầu tư phát triển KH –CN đồng thời sử dụng có hiệu quả công nghệ chuyển giao tránh lãng phí.

Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đan dạng sinh học. Thưc hiện CNH – HĐH phải gắn lền với lợi ích của nhân dân,phát triển kinh tế pahir làn cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Cùng với đó phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng hơp lí các nguồn tài nguyên hữu hạn để đảm bảo một nền kinh tế phát triển bền vững.
Đảng đã đưa ra những mục tiêu và quan điểm hoàn toàn phù hợp với giai đoạn mới, phù hợp với tình hình đất nước với yêu cầu phát triển và xu hướng hội nhập, hợp tác trên thế giới.


Câu 4 : ND và định hướng CNH HĐH gắn với kinh tế tri thức của ĐCSVN

1.                  Kinh tế tri là gì
2.                  Nội dung
3.                  Định hướng
4.                  Kết luận
Trả lời

Từ ĐH 6/ 1986 Đảng đã bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới về CNH – HĐH. Định hướng CNH – HĐH gắn với kinh tế tri thức là một trong những quan niệm của Đảng về đường lối CNH – HĐH thời kì đổi mới.

Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao. Vì vậy, Đại hội X chỉ rõ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nội dung cơ bản của quá trình này là: Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội. Cùng với đó là xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại ( giảm tỉ trọng nông nghiệp – công ngiệp, tăng tỉ trong ngành dịch vụ ứng dụng KHCN cao) và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Đồng thời giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngàn, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
Bên cạnh việc đưa ra nội dung Đản cũng đề ra định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Thứ nhất là Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề lớn trong quá trình CNH- HDDH cảu một quốc gia. Vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn, gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị. Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn cho công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm ki bắt đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa. Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quá trình này là chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học – kỹ thuật nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh. Cùng với đó phải tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Tiếp đến là quy hoạch và phát triển nông thôn bằng cách thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi một cách đồng bộ, xây dựng nếp sống văn hóa, dần dần xóa bỏ các thủ tục lạc hậu đã ăn sâu trong đời sống nhân dân. Đồng thời chú trọng trong công tác giải quyết việc làm cho người dân thông qua các hình thức đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu, tích cực trong hoạt động cho người dân vay vốn để tự phát triển kinh tế gia đình.

Thứ hai, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đối với công nghiệp và xây dựng thì khuyến khích phát triển công nghệ cao, công nghệ phần mềm, khuyến khích các thanh phần kinh tế tham gia .Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng đòi hỏi nguồn vốn Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước. Đối với dịch vụ thi tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn với tốc độ tăng GDP. Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển ngành ‘công nghiệp không có khói’ này.

Thứ ba, phát triển kinh tế vùng, cụ thể là đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng và liên vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng nhằm đem lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính. Cùng với đó là xây dựng 3 vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước.

Thứ tư là Phát triển kinh tế biển : Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế

Thứ Năm là chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ. Chuyển dịch lao động giữa các ngành, giảm dần lao dộng trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực là những trong tâm hàng đầu của quốc gia. Dồng thời phải đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ.

Sáu là Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên. Nền kinh tế muốn phát triển ổn dịnh và bền vựng phải thân thiện và bảo vệ môi trường sinh thái cùng với đó sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm nguồn tài nguyên hữa hạn. Muốn vậy phải tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước, khoáng sản và rừng. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực sông, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế, xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức là xu hướng khách quan và tất yếu. Vì vậy việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những định hướng của Đảng góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công CNH _HĐH.
Câu 5: KQ,ý nghĩa, hạn chế và NN của việc thực hiện đường lối CNH từ 1986 đến nay
1.                  Kết quả
2.                  Hạn chế
3.                  Nguyên nhân
4.                  Kết luận
Trả lời

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về công nghiệp hóa hiện đại hóa, đất nước ta đã có những thành tựu nhất định trong suốt quá trình đổi mới bên cạnh đó là cũng có những hạn chế sẽ trở thành những bài học khin nghiệm trong công cuộc đổi mới ở những năm tiếp sau.

Đổi mới CNH – HĐH đã thu được những thành tựu mà đầu tiên phải kể đến đó là : cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu khép kín, cơ sở vật chất yếu kém, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Hai là , cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được những kết quả quan trọng như tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (thời kỳ 2001 – 2005, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,9% năm 2005), Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, đồng thời cơ cấu kinh tế và lao động cũng có sự chuyển đổi tích cực. thành tựu thứ 3 phải kể đến đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. bình quân từ năm 2000 – 2005 đạt trên 7,51%/năm, các năm 2006 – 2007 đạt 8%/năm. Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập đầu người bình quân hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640 USD/người, năm 2007 đạt trên 800 USD/người. Đời sống vật chất,  tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Bên cạnh những thành tựu đạt được công nghieeph hóa – hiện đại hóa nước ta còn nhiều hạn chế mà nổi bật là : Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong công nghiệp các ngành sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức.Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Đó là những căn bệnh phát sinh trong quá trình đổi mới. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra nó. Nguyên nhân chủ quan đầu tiên phải kể đến đó là nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cùng với đó là cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả. Công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài các nguyên nhân chung nói trên còn có các nguyên nhân cụ thể, trực tiếp như: công tác quy hoạch chất lượng kém, nhiều bất hợp lý dẫn đến quy hoạch ‘treo’ khá phổ biến gây lãng phí nghiêm trọng; cơ cấu đầu tư bất hợp lý làm cho đầu tư kém hiệu quả, công tác quản lý yếu kém.

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước phát triển, hội nhập là thành công lớn của Đảng và nàh nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cong nhiều hạn chế trong công tác tổ chức quản lí mà Đảng sẽ tiếp tục phải khắc phục trong cuộc cuộc xây dựng hiện nay



No comments:

Post a Comment