18 May, 2012

Bài tập và đáp án Pháp luật KT cô Khuê - P3


Bài tập PLKT (tiếp)


(To be continue...)

Luật cầu lông và kĩ thuật phát cầu cơ bản


Luật thi đấu cơ bản


Sân cầu lông đánh đơn

Sân cầu lông đánh đôi

Luật giao cầu trong đánh đôi
ĐÁNH ĐƠN:
1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:
1.1. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
1.2. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.
2. Trình tự trận đấu và vị trí trên sân:
Trong pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV đó cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15).
3. Ghi điểm và giao cầu:
3.1. Nếu người giao cầu thắng pha cầu, người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.
3.2. Nếu người nhận cầu thắng pha cầu, người nhận cầu sẽ ghi cho mình 1 điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao nhận cầu mới.
ĐÁNH ĐÔI:
1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:
1.1. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
1.2. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
1.3. VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.
1.4. VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
1.5. VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
1.6. Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.
2. Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân:
Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15).
3. Ghi điểm và giao cầu:
3.1. Nếu bên giao cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
3.2. Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới
4. Trình tự giao cầu:
Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự:
4.1. Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải,
4.2. Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái,
4.3. Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên,
4.4. Đến người nhận cầu đầu tiên,
4.5. Trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế…
5. Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.
6. Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo, và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo.

[sửa]Quy định về vợt thi đấu


Vợt cầu lông
1. Khung vợt có kích thước:
a, Chiều dài: không vượt quá 68cm
b, Chiều rộng: không vượt quá 23cm
1.1. Cán vợt là phần của vợt mà VĐV cầm tay vào.
1.2 Khu vực đan lưới là phần của vợt mà VĐV dùng để đánh cầu.
1.3 Đầu vợt giới hạn khu vực đan dây.
1.4 Thân vợt nối đầu vợt với cán vợt.
1.5 Cổ vợt (nếu có) nối thân vợt với đầu vợt.
2. Khu vực đan lưới:
2.1 Phải bằng phẳng và gồm một kiểu mẫu các dây đan xen kẽ hoặc cột lại tại những nơi chúng giao nhau. Kiểu đan dây nói chung phải đồng nhất, và đặc biệt không được thưa hơn bất cứ nơi nào khác.
2.2. Khu vực đan lưới không vượt quá 280mm tổng chiều dài và 220mm tổng chiều rộng. Tuy nhiên các dây có thể kéo dài vào một khoảng được xem là cổ vợt, miễn là:
2.2.1. Chiều rộng của khoảng đan lưới nối dài này không vượt quá 35mm, và
2.2.2. Tổng chiều dài của khu vực đan lưới không vượt quá 330mm.
3. Vợt:
3.1. Không được gắn thêm vào vợt vật dụng khác làm cho nhô ra, ngoại trừ những vật chỉ dùng đặc biệt để giới hạn hoặc ngăn ngừa trầy mòn hay chấn động, hoặc để phân tán trọng lượng hay để làm chắc chắn cán vợt bằng dây buộc vào tay VĐV, mà phải hợp lý về kích thước và vị trí cho những mục đích nêu trên; và
3.2. Không được gắn vào vật gì mà có thể giúp cho VĐV thay đổi cụ thể hình dạng của vợt.

[sửa]Quả cầu tiêu chuẩn


Quả cầu lông
1. Cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên, hoặc tổng hợp. Cho dù quả cầu được làm từ chất liệu gì thì đặc tính đường hay tổng quát của nó phải tương tự với đường bay của quả cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên có đế bằng Lie phủ một lớp da mỏng.
2. Cầu lông vũ:
2.1. Quả cầu có 16 lông vũ gắn vào đế cầu.
2.2. Các lông vũ phải đồng dạng và có độ dài trong khoảng 62mm đến 72mm tính từ lông vũ cho đến đế cầu.
2.3. Đỉnh của các lông vũ phải nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58mm đến 68mm.
2.4 Các lông vũ được buộc lại bằng chỉ hoặc vật liệu thích hợp khác.
2.5 Đế cầu có đường kính từ 25mm đến 28mm và đáy tròn.
2.6 Quả cầu nặng từ 4,74 gram đến 5,50 gram.
3. Cầu không có lông vũ:
3.1 Tua cầu, hay hình thức giống như các lông vũ làm bằng chất liệu tổng hợp, thay thế cho các lông vũ thiên nhiên.
3.2 Đế cầu được mô tả ở Điều 1.5.
3.3 Các kích thước và trọng luợng như trong các Điều 2.2, 2.3, và 2.6. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ lệ trọng và các tính năng của chất liệu tổng hợp so với lông vũ, nên một sai số tối đa 10% được chấp thuận.
4. Do không có thay đổi về thiết kế tổng quát, tốc độ và đường bay của quả cầu, nên có thể thay đổi bổ sung một số tiêu chuẩn trên với sự chấp nhận của Liên đoàn thành viên liên hệ, đối với những nơi mà điều kiện khí hậu phụ thuộc vào độ cao hay khí hậu làm cho quả cầu tiêu chuẩn không còn thích hợp nữa.

[sửa]Sân và thiết bị trên sân

1.1 Sân hình chữ nhật được xác định bởi các đường biên rộng 46cm:
a, Sân đánh đôi:
- Chiều dài: 13,4m
- Chiều rộng: 6,1m
- Độ dài đường chéo sân: 14,7m
b, Sân đánh đơn:
- Chiều dài: 13,4m
- Chiều rộng: 5,18m
- Độ dài đường chéo sân: 14,3m
1.2 Các đường biên của sân phải dễ phân biệt và tốt hơn là màu trắng hoặc màu vàng.
1.3 Tất cả các đường biên hình thành nên phần khu vực mà chúng xác định.
1.4 Hai cột lưới cao 1m55 tính từ mặt sân. Chúng phải đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng trên đó. Hai cột lưới và các phụ kiện của chúng không đuựơc đặt vào trong sân.
1.5 Hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn hay đôi (như sơ đồ).
1.6 Lưới phải được làm từ những sợi nylông (dây gai) mềm màu đậm, và có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn15mm và không lớn hơn 20mm.
1.7 Lưới có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân là 6,7m.
1.8 Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới .
1.9 Dây lưới hoặc dây cáp được căng chắc chắn và ngang bằng với đỉnh hai cột lớn.
1.10 Chiều cao của lưới ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là 1,254m, và cao 1,55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân đánh đôi.
1.11 Không có khoảng trống nào giữa lưới và hai cột lưới.



16 May, 2012

Bài tập và đáp án Pháp Luật KT cô Khuê- P1



Bài tập PLKT cô Khuê, m tập hợp đáp án bài tập cô giáo đã chữa và một phần mình tự làm. Các bạn tham khảo nha. Đang đánh nốt mấy bài cuối cùng, nếu có người ủng hộ và thấy hứng thú thì m sẽ up nốt phần còn lại. Chúc các bạn ôn thi tốt!!!!

Bài tập Pháp Luật KT

Bài 3:

   A là trưởng phòng hành chính của Công ty cổ phần chứng khóan X có 52% vốn điều lệ thuộc sở hữu nhà n­uớc. A dự định lập một doanh nghiệp t­ư nhân kinh doanh vật liệu xây dựng.
    A có quyền thành lập DNTN không? Tại sao?

Trả lời

Theo mục d K2 Điều 13 Luật DN, Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các DN 100% vốn sở hữu NN, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của NN tại N khác thì không được quyền thành lập và quản lý DN tại VN. Trong TH này, Công ty CP CK X chỉ có 52% vốn điều lệ thuộc sở hữu NN nên A không thuộc đối tượng bị cấm .
Do vậy A có quyền TL DN

Bài 4:

Ngân hàng th­ương mại cổ phần X trụ sở chính tại TP Bắc Ninh phát hành cổ phần phổ thụng để huy động vốn. Y là tr­ưởng phòng kế toán của Sở văn hóa thông tin Tỉnh Bắc Ninh. Y dự định mua cổ phần của NH X.
Y có quyền mua cổ phần của NHX không? Tại sao
Trả lời

Theo K4 điều 13 Luật DN quy định về các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào cty TNHH, cty hợp doanh, Y không thuộc nhóm cán bộ công chức bị cấm theo qd của PL. Vì vậy Y có quyền mua CP của NH X

Bài 6  
Nam là trư­ởng phòng kinh doanh của công ty cổ phần X kinh doanh vật liệu xõy dựng có 51% tổng số cổ phần thuộc sở hữu nhà n­ước.
Nam dự định thành lập DNTN Nam An kinh doanh vận chuyển hàng hóa
Nam có quyền thành lập DNTN Nam An không? Tại sao?

Trả lời
Theo Mục d, K2, Điều 13 Luật DN, công ty CP X không phải là DN có 100% vốn NN. Vì vậy Nam có quyền thành lập công ty TNHH X

Bài 7
 An có số tài sản 3 tỷ VND, An dùng
 2 tỷ VND để lập DNTN An Hải kinh doanh dịch vụ du lịch. Sau đó, An dự định dùng 1tỷ VND góp vốn cùng với các bạn lập Công ty TNHH X kinh doanh vận chuyển hành khách.
 An có quyền tham gia thành lập Công ty TNHH X không? Tại sao?

Trả lời
Theo K4 Điều 13 Luật DN, An không thuộc đối tượng bị cấm góp vốn vào cty TNHH. Vì vậy An có quyền tham gia thành lập Cty TNHH X

Bài 8
A,B,C góp vốn lập Công ty TNHH Hà An. Các thành viên cam kết góp vốn nh­ sau:
    - A: 100.000 USD
    - B: Ngôi nhà số 7 phố Y Quận Ba Đình-HN
      - C: 2.000.000.000 VND
       Các thành viên phải làm những thủ tục gì để các tài sản đó trở thành tài sản của công ty X?

Trả lời

Trước hết phải xem các tài sản có được quyền góp vốn không? Ta thấy ngoại tệ, nhà, tiền mặt đều là những tài sản được quyền góp vốn.

Các thủ tục mà các thành viên phải làm để các tài sản đó trở thành tài sản của công ty:
Cả 3 người phải lập bản cam kết góp vốn.
-         A : tài sản gúp vốn là USD  thuộc loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. Cần phải quy đổi ra tiền VN theo đúng tỷ giá ngoại tệ đó niêm yết trên thị trường. Sau đó chuyển tiền vào TK của công ty. Công ty cấp cho thành viên giấy chứng nhận phần vốn gúp theo K4, D39 Luật DN.
-         B: Tài sản là ngôi nhà số 7, phố Y, Quận Ba Đình, HN. Cần phải lập Hội đồng định giá với 3 thành viên tham gia theo nguyên tắc nhất trí (Theo K2, Đ 30 Luật DN). Nếu không có thể mời các tổ chức định giá chuyên nghiệp tiến hành định giá (Theo K3 Điều 30 Luạt DN) Nếu được 3 thành viên chấp thuận thì việc định giá tiến hành xong. Sau đó B tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu ngôi nhà sang cho công ty theo muc a K1 Luật DN. Công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho B.
-         C: tái sản góp vốn là tiền VN. C sẽ tiến hành chuyển tiền vào TK của công ty. Cty cấp giấy chứng nhận đã góp vốn cho C.

Bài 9
Tại cuộc họp thành lập công ty, C cam kết góp 2 tỷ VND, nh­ng tại thời điểm góp vốn C sẽ góp 1 tỷ VND, 1 tỷ VND còn lại C yêu cầu đ­ược góp sau vì số tiền đó đang gửi tiết kiệm chư­a đến hạn rút. A, B đồng ý và các thành viên thỏa thuận và ghi biên bản là: C sẽ nộp 1tỷ VND còn lại khi công ty có yêu cầu.
      Thỏa thuận  của các thành viên công ty Hà An có hợp pháp không? Tại sao?

Trả lời:

Theo K1 Đ 18 NĐ 102 có quy định  Thành viên phải góp vốn đầy đủ, đúng tiến độ đó cam kết trong Danh sách thành viên. Nếu việc gúp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần, thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không vượt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn thành viên được cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó.
Vì vậy thỏa thuận của của thành viên công ty hà An không hợp pháp.

Bài 10
Giả sử ngôi nhà của B khi góp vào công ty TNHH Hà An đư­ợc định giá là 5tỷ VND, sau 1 năm giá của ngôi nhà tăng lên 7 tỷ VND. B yêu cầu công ty tăng phần vốn góp của mình lên 7 tỷ VND vì lý do ngôi nhà đó là của B, nên khi giá trị nhà tăng lên thì phần tăng thêm đó là của B.
       Yêu cầu của B có hợp pháp không? Tại sao?

Trả lời:

 Yờu cầu của B là không hợp phỏp, vì khi giá trị ngôi nhà của B tăng lên 7 tỷ thì tỷ lệ % gúp vốn của B sẽ được tăng lên tương ứng trên tổng số vốn góp.
(Phần này không nhớ  có phải cô chữa thế không nữa.. hic…)

Bài 11
Sau 1năm kinh doanh có lãi, Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hà An quyết định chia lợi nhuận, mức lợi nhuận mà các thành viên đ­ợc hư­ởng là 10%. Như­ng các thành viên  không nhất trí về số lợi nhuận mà C đ­ược hư­ởng:
        A & B cho rằng số lợi nhuận mà C đ­ược hư­ởng là 10% của 1tỷ thực góp.
       C cho rằng mình phải đ­ược h­ưởng 10% của 2tỷ . Theo bạn ý kiến nào đúng? Tại sao?

Trả lời:

Theo k3, Đ 18 NĐ 102, Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
Vậy nếu điều lệ công ty không có quy định khác về vấn đề phân chia lợi nhuận thì ý kiến của A và B là đúng.

Bài 12
Do không hài lòng với việc phân chia lợi nhuận của HĐTV công ty TNHH Hà An, sau cuộc họp HĐTV 10 ngày, C gửi văn bản yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.
       Yêu cầu của C có hợp pháp không?   Tại sao?

Trả lời
Theo K1, Đ 43 Luật DN Thành viờn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn gúp của mình nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của HĐTV đối với một số vấn đề được ghi trong mục a,b,c của điều này.

Theo mục c, K1, Đ 43 Luật DN, Nếu DN có đặt thêm 1 số quy định về những trường hợp khác có quyền yêu cầu công ty mua lại vốn góp được ghi trong điều lệ công ty thì yêu cầu của C là hợp pháp. Nếu điều này không được ghi trong điều lệ công ty thì yêu cầu của C là không hợp pháp.

Bài 13
Giả sử yêu cầu của C hợp pháp. Nh­ng Công ty TNHH Hà An đã từ chối yêu cầu mua lại phần vốn góp của C vì lý do nếu thanh toán phần vốn góp của C công ty sẽ bị mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
    Việc Công ty TNHH Hà An từ chối không mua lại phần vốn của C có hợp pháp không? Tại sao? Phần vốn của C sẽ đ­ược giải quyết nh­ thế nào?

Trả lời

Theo K2, Đ 43 Luật DN, Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Vậy việc công ty Hà An từ chối không mua lại phần vốn của C là hợp pháp.
Theo K3, Đ 43 Luật DN,  công ty Hà An  không mua lại phần vốn góp của C thì C có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

Bài 14
Trong Công ty TNHH Hà An, C thân với A hơn nên đã quyết định chuyển như­ợng toàn bộ phần vốn góp của mình cho A.
     Việc chuyển như­ợng vốn của C có hợp pháp không? Tại sao?

Trả lời
Việc chuyển nhượng vốn của C là không hợp pháp. Vì theo K1 Điều 44 Luật DN, thỡ C phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.

(to be continue...)