Lời mở đầu
Vậy nhân dân và chính phủ
Nhật Bản đã làm gì để khắc phục hậu quả sau thiên tai ?Sau đây chúng ta sẽ tìm
hiểu và phân tích một số chính sách mà chính phủ sử dụn để kiến thiết lại đất
nước.
Nội
dung thảo luận gồm 4 phần
v Khái quát chung về nền kinh tế
Nhật Bản
v Thảm họa kép 11-3-2011 và thiệt hại
đối với Nhật Bản
v Chính sách khắc phục của chính phủ
Nhật Bản và các hiệu ứng của nó
v Liên hệ với nền kinh tế Việt
Nam
Vì thời gian có hạn,cũng như kiến
thức còn hạn chế nên bài thảo luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và bạn bè.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về
tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn
nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến
tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục
hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát
triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công
nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật hàng đầu thế giới. Đây cũng quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới
chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ với tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 là 5,47 nghìn
tỉ, đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh
vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu, đứng thứ 6 thế giới
về nhập khẩu, là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC.
Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở
của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe
có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công
nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở
của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công
nghệ và máy móc. Đồng thời, Nhật Bản hiện là
một trong những nước có chỉ số lạm phát thấp nhất trên thế giới .
Tuy nhiên cùng với những thành tựu đã đạt
được của nền kinh tế, Nhật Bản cũng phải đối mặt với những nội tại trong chính
nền kinh tế của mình như tỉ lệ nợ công xấp xỉ 8 tỉ euro chiếm tới 210% GDP (
theo thống kê đến cuối năm 2010) và sự già hóa dân số là hai vấn đề đầy thách
thức trong dài hạn đối với chính phủ Nhật Bản. Đồng thời thiên tai: động đất,
song than xảy ra thường xuyên cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của
Nhật Bản.
Phần
II
THẢM
HỌA 3- 2011 VÀ THIỆT HẠI ĐỐI VỚI NHẬT BẢN
1. Thảm
họa kép 11-3-2011
1.1.Vị trí địa lí
Nhật Bản
Hình 1.1 : Bản đồ Nhật Bản
|
Nhật bản là một quốc đảo ở Đông Nam Á, nằm
trên chỗ tiếp xúc giữa bốn lục địa là Á – Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và biển
Philipin. Các quần đảo Nhật Bản hình
thành do vài đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2.4 triệu năm.
Xét về mặt địa chất học thì như thế là rất trẻ hơn nữa Nhật Bản nằm trên vành
đai lửa Thái Bình Dương . Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến
cho nó nổi tiếng thế giới là nhiều núi lửa và lắm động đất.
Sau cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 2008, Nhật Bản
đang trên đà phục hồi thì nền kinh tế lại tiếp tục phải hứng chịu những
hậu quả nặng nề từ thiên tai gây ra. Đó là vụ thảm họa kép “Động đất và sóng thần
Tohoku 3- 2011 "
Hình 1.1 : Bản đồ Nhật Bản
1.2 Diễn biến cuộc động đất và sóng thần 3
– 2011
Hình 1.2: Bản đồ động đất –sóng thần 3- 2011
Động đất và sóng thần Tohoku 2011 là một
trận động đất mạnh 8,9 MW ngoài
khơi Nhật Bản xảy ra
lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào
ngày 11 tháng 3 năm 2011. Trận động đất có vị trí tâm chấn nằm cách
ngoài khơi bờ biển phía Đông bán đảo Oshika, Tohoku 72 kilômét (45 mi) tại độ sâu 32 kilômét (20
mi). Cơ
quan Khí tượng Nhật Bản ghi
nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức
7 tại miền Bắc tỉnh Miyagi, mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5
tại Tokyo
Trận
động đất đã gây ra sóng thần lan dọc
bờ biển Thái Bình
Dương của
Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc vàNam Mỹ. Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài
phút sau động đất, tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km (6
mi).
2.
Thiệt hại từ trận
động đất – sóng thần 3/2011
Thảm
họa kép xảy ra vào ngày 11/3/2011 đã gây cho Nhât Bản những thiệt hại nghiêm
trọng về người và của, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội của Nhật
Bản.
2.1
Tổng
quan những thiệt hại của Nhật Bản
Trong
vòng vài phút trận động đất sóng thần đã cuốn đi ba thành phố Minamisanriku, Kesennuma, Rikuzentakat; phá hủy hơn 20 nghìn ngôi
nhà làm 15.790 người thiệt mạng, 5.933 người bị thương và 4.056
người mất tích
Ngay sau
thảm họa sóng thần, toàn bộ khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima - cách
thủ đô Tokyo 220 cây số về phía đông bắc- đã bị hư hại và chất phóng xạ bị thất
thoát. Hơn 85.000 cư dân trong vùng phải sơ tán. Ruộng vườn bị bỏ phế, các cơ sở
chăn nuôi không người chăm sóc, ngư dân bị thất nghiệp.
Theo công bố của văn
phòng Nội các Nhật Bản sáng 24/6 tổng
mức thiệt hại ước tính do thảm họa kép động đất và sóng thần vừa qua lên tới
16.900 tỷ yen tương đương với hơn 200 tỉ USD chiếm gần 3,5% GDP số tiền này không bao gồm thiệt hại do sự cố Nhà
máy điện hạt nhân Fukushima 1. Ngày 28-4, bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và công nghiệp
nước này cho biết, sản lượng công nghiệp nước này đứng ở mức 82,9 so với mức
đáy 100 của năm 2005. Đây là sự sụt giảm tới 15,3% so với tháng trước. Sự suy
giảm này là lớn nhất kể từ mức ghi chép được bắt đầu vào tháng 1/1953. Nó cũng
vượt xa kỷ lục trước đó là 8,6%, được lập vào tháng 2/2009 sau cú sốc Lehman.
Đặc biệt vụ nổ hạt nhân ở
nhà máy Fukushima I ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất Nhật Bản.
2.2
Những cảnh báo về nền kinh tế Nhật Bản sau thảm họa
Sau động đất nền
kinh tế Nhật Bản vấp phải nhiều khó khăn về tăng trưởng kinh tế giảm sút, tỉ lệ
lạm phát gia tăng, đồng yên tăng giá so với đô la Mỹ
v Tăng trưởng kinh tế
Tăng
trưởng kinh tế giảm mạnh, sản xuất đình trệ do cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm
trọng. Cán cân thương mại thâm hụt báo động. Xuất khẩu giảm do các ngành công
nghiệp lớn như sản xuất ô tô và điện tử phải tạm ngưng hoạt động sau động đất.
Các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước.
2.1: Biểu
đồ tỉ lệ tăng trưởng GDP Nhật Bản ( 2007 – 2011)
|
v Thị
trường tài chính:
Trong vòng 1 năm nay, đồng yên đã
tăng 7,5% so với USD, và 11,5% so với EUR. Khi đồng yên ngày càng cao giá, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản trên các thị
trường quốc tế, đồng thời làm giảm kim ngạch xuất khẩu - một trong những động
lực tăng trưởng chính của nước này. Toyota ước tính tăng lên mỗi yên so với tỷ
giá quy đổi ăn 1USD khiến hãng này thiệt hại lợi nhuận khoảng 34 tỷ yên mỗi
năm.
Điều này khiến nhiều
doanh nghiệp (DN) muốn chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để giảm chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm. Theo một cuộc khảo sát vào cuối tháng 8, hơn 70% DN
đã tỏ ý quan ngại trước nguy cơ lợi nhuận bị sụt giảm vì đồng yên tăng giá. Tính đến thời điểm tháng tháng 2 – trước động đất
tỉ giá JPY/USD=0,0121(1USD=82,8308 JPY)
Song hành với đó, chứng khoán Nhật đã chứng kiến phiên lao dốc thê thảm
trong ngày 15/3, với chỉ số chứng khoán Nikkei mất điểm tới 11%. Đây cũng là mức
giảm lớn nhất trong một ngày, kể từ tháng 10/2008
v Thiệt hại khổng
lồ cùng chi phí làm sạch sau thảm họa nhà máy hạt nhân
Nhật ước
tính cho phí cho viêc tái xây dựng sau thảm họa có thể lên đến 25.000 tỉ yên –
303 tỉ USD
Cùng với đó, cuộc khủng hoảng hạt
nhân ở Fukushima sẽ để lại vấn đề làm sạch hạt nhân đối với Nhật Bản và công
việc này sẽ kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ với chi phí rất lớn.
"Tăng trưởng GDP thật sự của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến giữa
năm nay. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có thể tăng trong những quý sau nhờ
những nỗ lực tái thiết mà có thể kéo dài 5 năm", WB cho biết trong Báo cáo
cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
( To be continue)
No comments:
Post a Comment