08 May, 2012

Kinh tế Nhật Bản sau thảm họa kép 11/2011 (P2)


Để xem phần trước click vào đây
PHẦN 3
CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ NHẬT BẢN

 Thảm họa 11-3-2011 đã qua đi nhưng để lại cho Nhật Bản những thiệt hại nghiêm trọng về người, của đặc biệt là nỗi lo hạt nhân. Đứng trước những khó khăn như vậy chính phủ đã thực hiện chính sách gì để tái thiết đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng?
 Đối sách chính phủ Nhật Bản tập trung ưu tiên hàng đầu cho cứu trợ nhân đạo sau thảm hoạ và kiềm chế hiểm hoạ hạt nhân từ các nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Chính phủ Nhật Bản chưa đề ra một chiến lược hay kế hoạch tái thiết khu vực bị thảm hoạ và phục hồi kinh tế sau thảm hoạ mà mới có một số biện pháp riêng rẽ về tài chính và tiền tệ. Cách tiếp cận của chính phủ Nhật Bản trong việc phục hồi kinh tế sau thảm hoạ dường như xuất phát từ chính sách tài chính và tiền tệ, không chỉ có khôi phục hoạt động bình thường của thị trường tài chính và tiền tệ, mà còn tăng nguồn tiền để thúc đẩy giao dịch trên các thị trường này, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi của chính phủ để khôi phục sản xuất và mở rộng đầu tư kinh doanh
Chính phủ Nhật Bản dự tính, phải mất từ 3 đến 5 năm để khắc phục hậu quả thiên tai, với 3 - 4 đợt ngân sách bổ sung, tổng kinh phí khoảng 10.000 tới 20.000 tỷ Yên (120 - 240 tỷ USD), gấp 3-4 lần ngân sách khôi phục hậu quả của trận đại động đất Hanshin - Kobe 1995.


1.     Tập trung mọi nguồn lực để khắc phục thảm họa
Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng mọi tiềm lực trong nước đang có: tăng thuế, cắt giảm lương , giảm trợ cấp xã hội nhằm đảm bảo tài chính cho việc tái thiết đất nước sau thảm họa kinh hoàng hồi tháng 3.  Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yasuaki Tanizaki cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ Nhật Bản sẽ chi 240 tỷ USD để tái thiết đất nước. Khoản tiền này sẽ được lấy từ nguồn thu ngân sách năm 2011, từ việc cắt giảm đầu tư công và lương công chức, bán một số tài sản nhà nước, áp thuế tạm thời...
Theo đề nghị, thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng trung bình 5,5%. Trong trường hợp chính phủ tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, mức tăng thuế thu nhập cá nhân sẽ là 4%. Theo báo Yomiuri của Nhật Bản số ra ngày 19/4, Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc tăng thuế hàng hóa từ 3% lên 8% trong năm tài chính bắt đầu vào tháng 4 này. Đây là lần tăng đầu tiên kể từ năm 1997 đối với thuế hàng hóa ở Nhật Bản.
Mức cắt giảm lương công chức sẽ từ 5- 10% tùy theo vị trí công tác. Ngoài ra, các khoản trợ cấp chức vụ cũng sẽ bị cắt giảm. Việc cắt giảm này sẽ được thực hiện đến năm 2013. Khoản ngân sách dôi ra nhờ cắt giảm lương công chức lên đến 300 tỷ yên (tương đương 3,7 tỷ USD) sẽ được dùng để tái thiết các vùng bị thảm họa động đất sóng thần tàn phá. Các quan chức chính phủ nước này hiện cũng tập trung vào vấn đề cắt giảm chi tiêu và huy động vốn thông qua việc bán các tài sản nhà nước như cổ phần tại Japan Tobacco -  nhà sản xuất thuốc lá lớn thứ 3 trên thế giới, nhà sản xuất thuốc lá hiện đang thống trị thị trường Nhật Bản
Bên cạnh đó, một loạt biện pháp khẩn cấp đã được thực hiện để tạo ra nguồn tài chính như: dùng nguồn dự phòng ngân sách tài khóa 2011 khoảng 30,1 tỷ Yên; ban hành Luật đặc biệt cắt giảm 14% chi tiêu của nghị sĩ Quốc hội (tạo được 2,16 tỷ Yên), hoãn nâng trợ cấp trẻ em dưới 3 tuổi thêm 7.000 Yên/tháng (tiết kiệm được 208,5 tỷ Yên).


2. Chính sách tiền tệ


Một trong những thách thức mà Nhật Bản đang phải đối mặt sau trận động đất là tỉ giá đồng yên so với đô la Mỹ đang ở mức kỉ lục chưa từng có trong suốt hơn 65 năm qua. Xét đến thời điểm 16/3 tại châu Mĩ, 1USD=76,25 Yên, cùng với đó nền sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau thảm họa. Chính những điều này  đã khiến cho Chính phủ Nhật Bản nhanh chóng bơm tiền ra thị trường và liên tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ trong suốt thời gian qua.


                              Biểu đồ tỉ giá JPY/USD(1995 – 9/2011)- Nguồn: forexticket.vn



v Chính phủ Nhật liên tiếp tung ra các gói ngân sách


Trong vòng từ tháng 3 đến nay  chính phủ Nhật Bản đã tung ra 3 gói cứu trợ nhằm hỗ trợ công tác tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa, can thiệp vào thị trường tiền tệ làm suy yếu đồng yên của nước này và bảo vệ đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Gói ngân sách đầu tiên để cứu trợ thiên tai trị giá 4.000 tỷ yên – 48,5 tỷ đô la Mỹ đã được chính phủ Nhật thông qua ngày 22 -4 và trình quốc hội phê duyệt vào đầu tháng 5. Trong đó 1.290 được tỷ Yên dùng khôi phục đường xá, cảng cá, đất nông nghiệp và xây dựng 10.000 căn nhà tạm
Đến ngày 25 -7 -2011 Quốc hội Nhật Bản đã thông qua gói ngân sách bổ sung cứu trợ thiên tai trị giá 2 nghìn tỉ yên( tương đương 25 tỉ đô la). 14% số tiền của gói ngân sách này sẽ được dùng cho công tác khắc phục sự cố hạt nhân bao gồm cả khám sức khỏe cho người dân tỉnh Fukushima. Ngoài ra gói ngân sách bổ sung lần 2 cũng được sử dụng để xây dựng lại nhà cho nạn nhân động đất sóng thần đồng thời hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi thảm họa vừ qua.  Đây cũng được xem như ngân sách tạm thời, thay thế cho gói hỗ trợ trị giá 4000 tỉ yên tông qua hồi tháng 5. 2011 và ngân sách bổ sung thứ 3 hy vọng sẽ lên tới con số 10000 tỉ yên.
Vừa qua, ngày 21-10-2011 khoản ngân sách bổ sung lần 3 đã được chính phủ phê chuẩn với tổng giá trị 12.100 tỉ yên cao hơn nhiều con số 10.000 tỷ yên được dự đoán trước đó. Theo kế hoạch khoảng 9.000 tỷ yên sẽ dành cho tái thiết và tái định cư cho những người còn sống sót và lập quỹ nhằm hồi sinh tỉnh Fukushima. Ngoài ra còn chi bổ sung 2.500 tỷ yên vào quỹ lương hưu, 2.000 tỷ yên giúp các doanh nghiệp đối phó với đồng yên tăng mạnh. Đây có thể coi là gói cứu trợ lớn nhất mà chính phủ tung ra nhằm phục hồi nền kinh tế
Bên cạnh việc tung ra các gói ngân sách hỗ trợ, ngân hàng trung ương BOJ cũng đưa ra chính sách duy trì mức lãi suất cực thấp 0,1%. Mức lãi suất này được thiết lập từ tháng 12/2008. Đồng thời BOJ cũng dùng hàng trăm nghìn tỉ yên để mua USD nhằm giúp làm yếu đồng tiền nước mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giúp tăng trưởng kinh tế. Ngày 14/9, Bộ tài chính Nhật cho hay sẽ cấp khoản tín dụng 65 tỷ yên (850 triệu $) cho hai ngân hàng ở Đông Bắc nước này.
Mới đây BJO cũng cho hay, ngân hàng này quyết định mở rộng một chương trình cho vay khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ yên đối với các ngân hàng hoạt động trong khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần của Nhật bản ngày 11 tháng 3, trong sáu tháng cho đến 30 tháng 4 năm 2012.  Chương trình này được khởi động từ tháng 5/2011, theo đó số tiền trên cung cấp trong một năm với lãi suất 0,1% cho các thể chế tài chính bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Tính đến cuối tháng 9, 448 tỷ yên đã được huy động.
Trong những diễn biến mới đây, theo tin taichinhthegioi.com đưa ngày 21-10-2011 bộ Tài chính Nhật Bản cho biết sẽ bán khoảng 800 tỷ yên (10,4 tỷ USD) trái phiếu chính phủ bổ sung ra thị trường trong năm tài khóa này nhằm tài trợ cho hoạt động tái thiết sau động đất và giúp các doanh nghiệp đương đầu với đồng yên mạnh.
3.          Một số các biện pháp khác
Cùng với các chính sách kinh tế trong nước, về đối ngoại chính phủ Nhật Bản quyết định cắt giảm 50,1 tỷ yên vốn ODA từ mức 572,7 tỷ yên cho các nước nước nhận viện trợ chỉ trong duy nhất một năm nhằm tăng thu cho ngân sách tái thiết đất nước. Đồng thời liên kết với các nước trong nhóm G7 kêu gọi sự giúp đỡ để ngăn chặn sự tăng giá của đồng yên.
Song song với khắc phục kinh tế, ngăn chặn sự tăng giá của đồng yên thì an ninh năng lượng và nỗi lo hạt nhân, cũng là một vấn đề mà chính phủ Nhật Bản phải đau đầu. Sau thảm họa, Nhật Bản đối mặt với thực tại thiếu năng lượng 1 cách trầm trọng cho sản xuất và sinh hoạt. Để giải quyết hậu quả do sự cố nổ nhà máy chính phủ Nhật đã ra lệnh tiêu hủy sản phẩm nông nghiệp có mức phóng xạ vượt xa mức cho phép, nhanh chóng khắc phục thiệt hại, hồi phục sản lượng cung cấp điện cho tiêu dùng và sản xuất ở Nhật. Đồng thời cũng kêu gọi Quốc hội thông qua các hiệp định hợp tác năng lượng hạt nhân với 4 nước Gioocđani, Việt Nam, Nga và Hàn. Động thái này nhằm ưu tiên cho việc duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với những nước mà Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán để xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân. Không những thế, việc tích cực thúc đẩy xuất khẩu công nghệ hạt nhân cũng được coi là một nguồn lực cho việc tăng trưởng kinh tế nhật bản.
Nhật Bản đã tập trung toàn bộ tài lực vào công cuộc tái thiết đất nước, với những động thái tích cực của chính phủ đã tác động đến nền kinh tế của Nhật như thế nào?

PHẦN 4

HIỆU ỨNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ NHẬT BẢN

   1.  Tác động tích cực
1.1   Cơ sở hạ tầng
Miền đông bắc Nhật Bản đang dần hồi phục sau trận siêu động đất kéo theo sóng thần kinh hoàng hôm 11/3. Ba tháng sau thảm kép, những con đường đã được sửa chữa, các đống đổ nát được thu gom và cuộc sống người dân bắt đầu ổn định trở lại.




        Đoạn đường cao tốc Great Kanto nứt toác do động đất đã đẹp như mới sau 6 ngày sửa chữa

     1.2    Trên thị trường tài chính và tiền
Trên thị trường chứng khoán tính từ đầu tháng 6/2011 đến nay, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật tăng tới 2,9% và như vậy ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhóm 24 thị trường chứng khoán các nước phát triển
Sau những nỗ lực của chính phủ cũng như ngân hàng Nhật Bản BOJ đồng yên đã có xu hướng giảm nhẹ so với USD. Cụ thể, sau cuộc hội đàm các nước G7 vào tháng 3 với tuyên bố bán ra đồng Yên khi thị trường của họ mở cửaYên giảm mạnh nhất trong  2 năm giảm  3,7%  xuống 81,79 so với USD. Đến thời điểm tháng 8, sau khi chính phủ quyết định sẽ tiếp tục can thiệp mạnh vào thị trường tiền tệ, đồng yên tiếp tục giảm xuống còn 76,88 Yên/USD. Đó là những động thái tích cực với nền kinh tế Nhật Bản đặc biệt là xuất khẩc.Tuy nhiên theo dự báo của các chuyên gia thì đồng yên Nhật vẫn có thể tăng trong các tháng còn lại của năm 2011. Việc tăng giá đồng yên vẫn là một ẩn số.
1.3 Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu phụ hồi sau một loạt các chính sách của chính phủ. Biểu hiện đầu tiên cho sự phục hồi đó kinh tế Nhật quý 2/2011. GDP quý 2 giảm 0,5% so với quý 1 và giảm 1,3% so với cùng kì. Con số này thấp hơn so với dự báo là kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng âm 2,7% so với quý trước, theo cuộc khảo sát của Dow Jones. Doanh nghiệp của Nhật Bản cũng đang có dấu hiệu phục hồi sản xuất: Toyota, hãng xe lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất lại từ tháng 9/2011, sớm hơn 1 tháng so với dự báo của giới chuyên gia đồng thời cũng tuyên bố tuyển dụng khoảng 4.000 lao động thời vụ cho hoạt động sản xuất.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 50 năm qua, khi các nhà máy phục hồi sản xuất sau thảm họa động đất và sóng thần khinh hoàng ngày 11/3. Cũng theo thông báo của Bộ Thương mại Nhật Bản, sản lượng công nghiệp tai đây đã tăng 5,7% vào tháng 5 và đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1953. Kết quả này cũng lạc quan hơn nhiều dự báo của chuyên gia. Kết quả trung bình của một cuộc khảo sát ý kiến 30 chuyên gia kinh tế do Bloomberg News thực hiện chỉ là 5,5%
Xuất khẩu Nhật đã tăng trở lại và đạt mức 5357 tỉ yên vào tháng 8 cao hơn mức gần 5000 tỉ yên so với tháng 4 – 2011.
Về phía người dân, lòng tin cũng được cải thiện hơn với các chính sách của chính phủ khi tăng tiêu dùng. Cụ thể doanh số bán lẻ tính vào thời điểm tháng 6 của Nhật đã tăng 2,4% so với tháng trước, giảm 1,3% so với cùng kì .
1.4  Nỗi lo hạt nhân
Ngoài ra, hiện tượng nhiễm xạ xung quanh khu vực nhà máy Fukushima đang dần được cải thiện. Ngày 29 – 8 -1011 lần đầu tiên sau thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Daiichi, Fukushima, các nhà chức trách Nhật Bản đã phê chuẩn việc bán một lô gạo được trồng ở tỉnh này, sau những xét nghiệm cho thấy gạo không bị nhiễm xạ. Đây có thể coi là một thành quả lớn trong nỗ lực làm sạch hạt nhân của Nhật Bản.
2.     Tác động tiêu cực
Mặt trái của gia tăng ngân sách tái thiết đất nước là gánh nặng nợ công mà Nhật bản gánh chịu đang ở mức kỉ lục khi là nước có mức nợ công đứng đầu trong số các nước phát triển. Nếu trong năm 2010 nợ công Nhật Bản là 95000 tỉ yên tương đương với 200%GDP thì đến thời điểm tháng 6 - 2011 nợ công Nhật Bản đã lên tới khoảng 229% GDP – theo thống kê bộ tài chính Nhật Bản và dự đoán con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong 6 tháng còn lại của năm tài khóa 2011.
Cùng với đó, thâm hụt ngân sách tiếp tục là vấn đề lớn đối với nền kinh tế nước này. Theo tính toán, cho dù Nhật Bản có tăng thuế tiêu dùng lên mức 10% trong vòng 4 năm tới để lấy nguồn tài chính cho công cuộc tái thiết thì thâm hụt ngân sách trong năm tài chính 2020 vẫn lên đến 18.000 tỷ yên (tương đương 225 tỷ USD) .


 PHẦN 5

LIÊN HỆ NỀN KINH TẾ VIỆT  NAM

Trận thảm họa kép vừa xảy ra ở Nhật Bản đã tác động sâu sắc đến các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ: sản xuất, thương mại, vô đầu tư, dòng hàng xuất nhập khẩu…


Về thương mại: Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản năm 2010 đạt 7,73 tỷ USD, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng 23% so với năm 2009; nhập khẩu hàng hoá từ Nhật bằng 10,63% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Trận động đất ngày 11/3 sẽ làm giảm hoạt động thương mại giữa hai nước với tác động tiêu cực với xuất khẩu và nhập khẩu nhưng chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn (năm 2011). Tới năm 2012, thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản sẽ phục hồi với tốc độ mạnh hơn trước.


Việt Nam xuất khẩu sang Nhật hàng dệt may (chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này), cáp điện (12%), máy móc thiết bị và phụ tùng (11,7%) và thủy sản (11,6%). Trong ngắn hạn xuất khẩu sang Nhật sẽ giảm do người Nhật thắt lưng buộc bụng trong thời buổi khó khăn. Nhu cầu nhập hàng của Nhật sẽ tăng trở lại khi Nhật Bản bước vào giai đoạn tái thiết và kích cầu.


Những mặt hàng nhập khẩu từ Nhật là máy móc thiết bị và phụ tùng (chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này), sắt thép (14%) và máy tính, linh kiện điện tử (11%). Việc sản xuất các sản phẩm này bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu điện của Nhật sẽ làm giảm kim ngạch nhập khẩu trong vài tháng tới đây.
Phi thương mại - du lịch – cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực, với mức độ tối thiểu. Năm 2011, ngành du lịch ước đóng góp 4,5% GDP của Việt Nam với doanh thu 5 tỷ USD. Năm 2010, có khoảng 442 nghìn du khách Nhật tới Việt Nam, tăng 24% so với năm 2009, chiếm khoảng 9% tổng số du khách. Hai tháng đầu năm 2011, có khoảng 92 nghìn khách đến Việt Nam, tăng 130% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau trận động đất lượng khách du  lịch Nhật, được xem là những người có thu nhập cao với mức chi tiêu cao, sẽ giảm vì nhiều tour đã bị hủy. Ước tính, thiệt hại với ngành du lịch sẽ không lớn do tỷ lệ khách Nhật còn khiêm tốn, giảm khoảng 200 triệu USD.


Đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam, (vốn ODA, FDI và FII) dự báo cũng sẽ không đạt mục tiêu khi phải tập trung vốn để xây dựng lại đất nước. Năm 2011, Nhật Bản cam kết đầu tư 1,76 tỷ USD trên tổng số 7,9 tỷ USD vốn ODA cam kết vào Việt Nam; 2,2 tỷ USD vốn FDI, tương đương 11,8% tổng vốn FDI cam kết đầu tư vào Việt Nam. Về lâu dài, sau giai đoạn tái thiết, nhiều công ty Nhật có thể sẽ di dời nhà máy ra khỏi Nhật để tránh rủi ro thiên tai. Dòng vốn này được dự báo sẽ di chuyển tới một số nước Châu Á. Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có những hoạt động để tận dụng cơ hội  này.


Tài chính: Nhật Bản có vai trò quan trọng trong cung cấp tài chính cho phát triển kinh tế của Việt Nam
Nhật Bản là chủ nợ song phương lớn nhất, chiếm 33% nợ nước ngoài của Việt Nam (đạt 9,6 tỷ USD vào 30/6/2010), nợ của Việt Nam tính bằng đồng Yên chiếm tới 38% tổng nợ nước ngoài. Đồng thời đây cũng là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất ,là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 5 của Việt Nam. Do vậy, trận động đất chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới nước ta. Cụ thể :
·        Đồng Yên mạnh do các nhà đầu tư bán đôla Mỹ đồng nghĩa với nợ nước ngoài bằng đồng Yên và nợ Nhật Bản tăng và làm tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Nhật Bản.
·        Trong ngắn hạn, vốn ODA của Nhật sẽ chậm giải ngân hơn, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật sẽ hạn chế hơn. Tuy vậy, lượng vốn ODA, FDI sẽ không giảm quá nhiều vì Chính phủ Nhật Bản có thể sử dụng các nguồn quỹ dự trữ khẩn cấp hoặc cắt giảm bớt các khoản chi tiêu công khác hoặc phát hành trái phiếu để đáp ứng nguồn vốn cho việc tái thiết đất nước.
Thảm họa hạt nhân tại nhà máy fukushima là một bài học to lớn đối với Việt Nam trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sắp tới.


Các bạn có thể down slide thuyết trình tại đây

Kinh tế Nhật Bản sau thảm họa kép 11/2011 (P1)


Lời mở đầu

Nhật bản được biết đến là đất nước của mặt trời mọc, là đất nước có một nền văn hóa và kinh tế phát triển hàng đầu thế giới với thu nhập bình quân đầu người 42.325,232 USD/ năm(1) chỉ sau Mỹ - theo thống kê 2010.

 Bên cạnh đó,  Nhật bản còn được biết đến là một quốc đảo, được bao bọc bởi vô số đảo lớn nhỏ, một đất nước với diện tích 379,954km2 nhưng phải hứng chịu mỗi năm trung bình 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận.  Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11 / 03 / 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte đã gây ra cho Nhật Bản những thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm lúc bấy giờ  Naoto Kan tuyên bố: "Trong vòng 65 năm từ sau Thế chiến thứ II, đây là cuộc khủng hoảng khó khăn và gay go nhất mà Nhật Bản phải đối mặt”.
Vậy nhân dân và chính phủ Nhật Bản đã làm gì để khắc phục hậu quả sau thiên tai ?Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích một số chính sách mà chính phủ sử dụn để kiến thiết lại đất nước.
Nội dung thảo luận gồm 4 phần
v Khái quát chung về nền kinh tế Nhật Bản
v Thảm họa kép 11-3-2011 và thiệt hại đối với Nhật Bản
v Chính sách khắc phục của chính phủ Nhật Bản và các hiệu ứng của nó
v Liên hệ với nền kinh tế Việt Nam
Vì thời gian có hạn,cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài thảo luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và bạn bè.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!



PHẦN I
KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973). Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật hàng đầu thế giới. Đây cũng quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ với tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 là 5,47 nghìn tỉ,  đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu, đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu, là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC.
Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Đồng thời, Nhật Bản hiện là một trong những nước có chỉ số lạm phát thấp nhất trên thế giới .
Tuy nhiên cùng với những thành tựu đã đạt được của nền kinh tế, Nhật Bản cũng phải đối mặt với những nội tại trong chính nền kinh tế của mình như tỉ lệ nợ công xấp xỉ 8 tỉ euro chiếm tới 210% GDP ( theo thống kê đến cuối năm 2010) và sự già hóa dân số là hai vấn đề đầy thách thức trong dài hạn đối với chính phủ Nhật Bản. Đồng thời thiên tai: động đất, song than xảy ra thường xuyên cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của Nhật Bản.

Phần II
THẢM HỌA 3- 2011 VÀ THIỆT HẠI ĐỐI VỚI NHẬT BẢN

1.     Thảm họa kép 11-3-2011
1.1.Vị trí địa lí Nhật Bản
Hình 1.1 : Bản đồ Nhật Bản











Nhật bản là một quốc đảo ở Đông Nam Á, nằm trên chỗ tiếp xúc giữa bốn lục địa là Á – Âu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương  và biển Philipin. Các quần đảo Nhật Bản  hình thành do vài đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2.4 triệu năm. Xét về mặt địa chất học thì như thế là rất trẻ hơn nữa Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương . Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nó nổi tiếng thế giới là nhiều núi lửa và lắm động đất.


Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, Nhật Bản  đang trên đà phục hồi thì nền kinh tế lại tiếp tục phải hứng chịu những hậu quả nặng nề từ thiên tai gây ra. Đó là vụ thảm họa kép “Động đất và sóng thần Tohoku  3-  2011 "
Hình 1.1 : Bản đồ Nhật Bản


1.2 Diễn biến cuộc động đất và sóng thần 3 – 2011
         


Hình 1.2: Bản đồ động đất –sóng thần 3- 2011
Động đất và sóng thần Tohoku 2011 là một trận động đất mạnh 8,9 MW ngoài khơi Nhật Bản xảy ra lúc 05:46 UTC (14:46 giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 3 năm 2011.  Trận động đất có vị trí tâm chấn nằm cách ngoài khơi bờ biển phía Đông bán đảo Oshika, Tohoku 72 kilômét (45 mi) tại độ sâu 32 kilômét (20 mi). Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận cường độ mạnh nhất của thảm họa ở mức 7 tại miền Bắc tỉnh Miyagi,  mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5 tại Tokyo
Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và ít nhất 20 quốc gia, bao gồm cả bờ biển phía Tây của Bắc Nam Mỹ.  Sóng thần cao đến 38,9 m đã đánh vào Nhật Bản chỉ vài phút sau động đất,  tại một vài nơi sóng thần tiến vào đất liền 10 km (6 mi).
2.     Thiệt hại từ trận động đất – sóng thần 3/2011
Thảm họa kép xảy ra vào ngày 11/3/2011 đã gây cho Nhât Bản những thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội của Nhật Bản.
2.1      Tổng quan những thiệt hại của Nhật Bản
Trong vòng vài phút trận động đất sóng thần đã cuốn đi ba thành phố Minamisanriku, Kesennuma, Rikuzentakat; phá hủy hơn 20 nghìn ngôi nhà làm 15.790 người thiệt mạng, 5.933 người bị thương và 4.056 người mất tích
Ngay sau thảm họa sóng thần, toàn bộ khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima - cách thủ đô Tokyo 220 cây số về phía đông bắc- đã bị hư hại và chất phóng xạ bị thất thoát. Hơn 85.000 cư dân trong vùng phải sơ tán. Ruộng vườn bị bỏ phế, các cơ sở chăn nuôi không người chăm sóc, ngư dân bị thất nghiệp.
Theo công bố của văn phòng Nội các Nhật Bản sáng 24/6  tổng mức thiệt hại ước tính do thảm họa kép động đất và sóng thần vừa qua lên tới 16.900 tỷ yen tương đương với hơn 200 tỉ USD chiếm gần 3,5% GDP số tiền này không bao gồm thiệt hại do sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Ngày 28-4, bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và công nghiệp nước này cho biết, sản lượng công nghiệp nước này đứng ở mức 82,9 so với mức đáy 100 của năm 2005. Đây là sự sụt giảm tới 15,3% so với tháng trước. Sự suy giảm này là lớn nhất kể từ mức ghi chép được bắt đầu vào tháng 1/1953. Nó cũng vượt xa kỷ lục trước đó là 8,6%, được lập vào tháng 2/2009 sau cú sốc Lehman.
Đặc biệt vụ nổ hạt nhân ở nhà máy Fukushima I ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất Nhật Bản.
2.2                Những cảnh báo về nền kinh tế Nhật Bản sau thảm họa
Sau động đất nền kinh tế Nhật Bản vấp phải nhiều khó khăn về tăng trưởng kinh tế giảm sút, tỉ lệ lạm phát gia tăng, đồng yên tăng giá so với đô la Mỹ


v Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, sản xuất đình trệ do cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng. Cán cân thương mại thâm hụt báo động. Xuất khẩu giảm do các ngành công nghiệp lớn như sản xuất ô tô và điện tử phải tạm ngưng hoạt động sau động đất. Các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước.
2.1: Biểu đồ tỉ lệ tăng trưởng GDP Nhật Bản ( 2007 – 2011)

 Trong quý hai 2011, tính từ tháng 4 đến tháng 6, chỉ số tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm 0,3% so với quý 1/2011, và giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,1%, trong khi xuất khẩu giảm 4,9% so với quý 1/2011. Tăng trưởng luôn ở mức âm, cụ thể tính đến thời điểm 6- 2011 GDP của Nhật Bản là  -1% so với cùng kì năm trước là 3,1%.
v Thị trường tài chính:
Trong vòng 1 năm nay, đồng yên đã tăng 7,5% so với USD, và 11,5% so với EUR. Khi đồng yên ngày càng cao giá, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản trên các thị trường quốc tế, đồng thời làm giảm kim ngạch xuất khẩu - một trong những động lực tăng trưởng chính của nước này. Toyota ước tính tăng lên mỗi yên so với tỷ giá quy đổi ăn 1USD khiến hãng này thiệt hại lợi nhuận khoảng 34 tỷ yên mỗi năm.
Điều này khiến nhiều doanh nghiệp (DN) muốn chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Theo một cuộc khảo sát vào cuối tháng 8, hơn 70% DN đã tỏ ý quan ngại trước nguy cơ lợi nhuận bị sụt giảm vì đồng yên tăng giá. Tính đến thời điểm tháng tháng 2 – trước động đất tỉ giá JPY/USD=0,0121(1USD=82,8308 JPY)
Song hành với đó, chứng khoán Nhật đã chứng kiến phiên lao dốc thê thảm trong ngày 15/3, với chỉ số chứng khoán Nikkei mất điểm tới 11%. Đây cũng là mức giảm lớn nhất trong một ngày, kể từ tháng 10/2008
v Thiệt hại khổng lồ cùng chi phí làm sạch sau thảm họa nhà máy hạt nhân
Nhật ước tính cho phí cho viêc tái xây dựng sau thảm họa có thể lên đến 25.000 tỉ yên – 303 tỉ USD
Cùng với đó, cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Fukushima sẽ để lại vấn đề làm sạch hạt nhân đối với Nhật Bản và công việc này sẽ kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ với chi phí rất lớn. "Tăng trưởng GDP thật sự của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến giữa năm nay. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế có thể tăng trong những quý sau nhờ những nỗ lực tái thiết mà có thể kéo dài 5 năm", WB cho biết trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

( To be continue)