Chương I:
Sự ra đời của Đảng cộng sản VN
và cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng
Câu
1. Tình hình thế giới và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu TK XX. Những yêu cầu đặt
ra với CMVN
Trả lời
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản
và hậu quả của nó
Từ
cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc
lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc
thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày
càng gay gắt, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ ở các nước
thuộc địa.
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng
sản. Sự ra đời Đảng Cộng sản là một yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam , phong trào yêu nước và
phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn
tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam . Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền
tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam .
c. Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế
Cộng sản
-
Năm 1917, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Mở đầu thời đại
mới - “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
-
Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong
việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
-
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập.
-
Đối với Việt Nam , Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của
thực dân Pháp
Chính
sách cai trị của thực dân Pháp
-
Về chính trị: Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính
quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ ,
Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, cấu kết với địa chủ.
-
Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư
vốn khai thác tài nguyên (mỏ than, mỏ thiết, mỏ kẽm…); xây dựng một số cơ sở
công nghiệp (điện, nước); xây dựng hệ thống đường bộ, đường thuỷ, bến cảng phục
vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.
-
Về văn hoá: Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân; dung
túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
Tình
hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
-
Giai cấp địa chủ Việt Nam : Giai cấp địa chủ chiếm khoảng 7% cư dân nông thôn
nhưng đã nắm trong tay 50% diện tích ruộng đất. Sự cấu kết giữa giai cấp địa
chủ với thực dân Pháp gia tăng trong quá trình tổ chức cai trị của người Pháp.
Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận
địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống
Pháp dưới các hình thức khác nhau.
-
Giai cấp nông dân: Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam (chiếm
khoảng 90% dân số), bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề.
-
Giai cấp công nhân Việt Nam : Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng
mỏ. Xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, sớm
tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhanh chóng trở thành
một lực lượng tự giác, thống nhất.
-
Giai cấp tư sản Việt Nam : Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư
sản nông nghiệp. Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ. Thế lực
kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt.
-
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam : Bao gồm học sinh, trí thức, thợ thủ công, viên
chức và những người làm nghề tự do… Có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân
và rất nhạy cảm với những tư tưởng tiến bộ bên ngoài vào.
Tóm lại, Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội
Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội. Tính chất của
xã hội Việt Nam là thuộc địa, nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn
giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn vừa cơ
bản, vừa chủ yếu) và mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là giai cấp nông dân với
địa chủ phong kiến.
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng
phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Phong
trào Cần Vương (1885-1896).
Cuộc
khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang 1884-1913).
Đại
diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu.
Đại
biểu cho xu hướng cải cách là Phan Chu Trinh.
Tóm
lại, trước yêu cầu của lịch sử xã hội Việt Nam , các phong trào đấu tranh chống
Pháp diễn ra sôi nổi dưới nhiều trào lưu tư tưởng.
Mặc dù bị thất bại, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào yêu nước cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có ý nghĩa rất quan trọng:
-
Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc.
-
Tạo cơ sở xã hội thuận lợi cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lê nin.
Sự thất bại của phong trào yêu nước chống thực
dân Pháp đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư
tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu
sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo.
Câu
2: Vai trò của NAQ đối với sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh
hướng vô sản và ý nghĩa của nó.
Trả lời
·
Nguyễn Ái
Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
Chủ
Tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị
lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho
sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước vì dân. Có thể nói ít có ai
có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách
mạng nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc
với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất. Từ thưở thiếu thời cho đến lúc trút
hơi thở cuối cùng Người luôn trăn trở cho vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nỗi lo
lắng làm sao để cho nước nhà được độc lâp, nhân dân được sống trong sung sướng
tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc luôn canh cánh bên Người.
Nguyễn Ái Quốc là người đã tích
cực chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng
và tổ chức cách mạng cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt Nam.
Năm
1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước.
Nguyễn
Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành
công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do,
bình đẳng thật”.
Vào
tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo.
Tại
Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành
việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự
kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và
Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Tháng
11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 6/1925 người thành
lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán
bộ cách mạng Việt Nam .
Sau
khi đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc thông qua việc tiếp
nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và trở thành người cộng sản, từ 1921 trở đi Nguyễn
Ái Quốc vừa hăng say hoạt động cách mạng, vừa học tập nghiên cứu lý luận để bổ
sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực tìm mọi cách
để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về chính
trị, tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Trong điều kiện
chính sách thống trị của Thực dân Pháp hết sức hà khắc, chúng tìm cách bưng bít
mọi tư tưởng cách mạng tiến bộ trên thế giới thêm vào đó trình độ học vấn của
nhân dân ta trong giai đoạn này còn thấp. Nguyễn Ái Quốc đã phải suy nghĩ, tìm
tòi những hình thức thích hợp để từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác –Lênin vào
phong trào cách mạng Việt Nam.
Tác phẩm Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau;
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc chúng cả dân chúng chứ không
phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của
nó là công - nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủ cách mệnh,
công nông là gốc cách mệnh.
Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin.
Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam , Nguyễn Ái Quốc xác định:
“Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách
mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.
Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức
quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết
đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách
làm, phải có “mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa
với sự nổi dậy của toàn dân…
Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính
trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt
Nam .
Tác phẩm Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là
cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách
mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
“là việc chúng cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải
đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công - nông và phải luôn ghi nhớ
rằng công nông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh.
Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin.
Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam , Nguyễn Ái Quốc xác định:
“Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách
mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.
Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức
quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết
đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cách mạng phải biết cách
làm, phải có “mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành công cho cuộc khởi nghĩa
với sự nổi dậy của toàn dân…
Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính
trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt
Nam .
Câu 3: So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 với luận
cương chính trị 10/1930 của Đảng.
Trả lời
Nội dung cương lĩnh chính trị đầu
tiên 2/1930:
Nhiệm
vụ của cách mạng Việt Nam
Về
chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt
Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công
nông.
Về
kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như
công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để
giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn
đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày
nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ.
Về
văn hoá - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, …; phổ thông
giáo dục theo công nông hoá.
Về
lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải
dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và
phong kiến; làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã)
khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia; phải hết sức liên
lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ
đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An
Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng
trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng lập hiến v.v.) thì
đánh đổ.
Về
lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam .
Về
quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: Cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Nội dung luận cương chính trị 10/1930
của Đảng.
Tháng 4/1930, sau thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản
cử về nước hoạt động. Tháng 7/1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Ban Chấp hành Trung ương họp
lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị đã thông
qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương
chánh trị của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện
chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt
Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử Ban chấp hành Trung ương chính
thức và cử Trần Phú làm Tổng Bí thư.
Nội dung của Luận cương
Luận cương chính trị đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa
phong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông
Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các
phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.
Phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: Luận cương chỉ rõ: “Tư sản
dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, sau khi cách
mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn
mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền:
Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc
chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược
đó có quan hệ khắng khít với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá được
giai cấp địa chủ, để tiến hành cách mạng thổ địa thắng lợi, và có phá tan được
chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Trong hai nhiệm vụ
này, Luận cương xác định: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân
quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.
Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô
sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh
đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách
mạng. Tư sản thương nghiệp thì đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách
mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách
mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận
thủ công nghiệp thì có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán
thành cách mạng; tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ
có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử
lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất
nghiệp thì mới đi theo cách mạng mà thôi.
Về phương pháp cách mạng: Để đạt được
mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ để quốc và phong kiến, giành
chính quyền về tay công nông thì phải ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con
đường “võ trang bạo động”. Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ
thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.
Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Đông
Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, vì thế giai cấp vô sản Đông
Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sản
Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách
mạng ở Đông Dương.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng
phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết
với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở
Đông Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
So
sánh sự giống và khác nhau
*Giống nhau
Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có
những điểm giống nhau sau:
1)Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là
CM
tư sản dân quỳên và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức
tường ngăn cách.
2)
Đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
3)Khẳng định lực lượng lãnh đạo CmVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân.
3)Khẳng định lực lượng lãnh đạo CmVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân.
4)Khẳng
định CMVN (đd) là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết
với VSTG nhất là vô sản Pháp.
5)xác
định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giông nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mac-lenin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của CMtháng 10 Nga
*Khác nhau:
Tuy
cả vả 2 căn kiện trên có những điểm giông nhau nhưngvẫn có nhiều điểm khác nhau
cơ bản:
Cưong
lĩch chính trị xây dựng đường lỗi của CMVN còn Luận cương rộng hơn(Đông
Dương)cụ thể
1)xác định kẻ thù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:
_trong
cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cmVM là đánh đổ đế quốc và
bọn phong kiến tư sản ,tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân
chủ).Nhiệm vụ dân tộc đựôc coi là nhiệm vụ hàng đầu của cm, nhiệm vụ dân chủ
cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác
định: làm cho Vn hoàn toàn độc lập, nhân dân đươjc tự do, dân chủ , bình
đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo,thành
lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội công nông,thi hành chính
sách tự do dân chủ bình đẳng còn trong Luận cương chính trị thì xác định:đánh
đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.đua lại ruộng đất
cho dân cày,nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan hệ
khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng
những yêu cầu khácg quan đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội
VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.Tuy
nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù ,nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nướcthuộc địa
nửa phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền
lợi của giai cấp công nhân Vn chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
_lực lượng CM:trong CLCT xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân cà nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ramặt phản cách mạng,Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc
còn trong luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địachủ
Tóm
lại LC đã thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu đươjc những quan điểm chủ yếu của
chính cương vắn tắt .sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ
nòng cốt của CM.Tuy nhiên luận cương cũng cso những mặt hạn chế nhất định:sử
sụng 1 cách dập khuân máy móc chủ nghĩa Maclenin vào CM VN,còn quá nhấn mạnh
đấu tranh giai cấp,đánh giá khong đúng khả năng cách mạngcủa TTS, TS>dại chủ
yêu nước,chưa xác định nhiệm vụ hành đầu của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là
GPDT còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương
hương cơ bản của CM nước ta, phát triển từ CMGPDT>>CMXHCN.Cương lĩnh thể
hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa Maclenin vào hoàn cảnh cụ
thể của VN,kết hợp nhuần nhuyễn Cn yêu nước và CNQTVS,giữa tư tưởng của CNCS và
thực tiễn CMVNnó thể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách
mạng./.
Hạn chế của luận cương chính trị nói ngắn gọn là :
Hạn chế của luận cương chính trị nói ngắn gọn là :
-
Không nhấn mạnh đc nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp và
cách mạng ruộng đất
-
Không đề ra đc 1 chiến lược liên minh giữa dân tộc và giai cấp rộng rãi
-
Chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của gc tiểu tư sản , phủ nhận mặt tích
cực của bộ phận tư sản dân tộc
-
Chưa nhận thấy đc khả năng phân hoá và lôi kéo 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ
trong cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 4: Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng va ý
nghĩa lịch sử của sự ra đời của Đảng CSVN
Trả lời
Ngày
3-2-1930 Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Cửu Long-Hương Cảng-Trung
Quốc do Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị đã thông qua cương lĩnh chính trị của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng. Nội dung của cương lĩnh bao gồm những vấn đề sau:
Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Hội
nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt và Chương trình tóm tắtdo Nguyễn ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện
đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí
Minh. Nội dung cơ bản như sau:
Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
Về
chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho
nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ
chức quân đội công nông.
Về
kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ
công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân
cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi
hành luật ngày làm tám giờ.
Về
văn hóa xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông
giáo dục theo hướng công nông hoá.
Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
Về lực
lượng cách mạng, Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân,
nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng
ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi vào phe vô sản giai
cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào
đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ.
ãnh đạo
cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. "Đảng là đội
tiền phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp
mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng".
Cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, "liên kết với những
dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô
sản Pháp".
Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn
và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển
của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan
điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do, tiến hành cách
mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư
tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
Nhờ
sự thống nhất về tổ chức và cương lĩnh chính trị đúng đắn, ngay từ khi ra đời
Đảng đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của giai cấp công nhân và của dân tộc
Việt Nam. Đó là một đặc điểm và đồng thời là một
ưu điểm của Đảng, làm cho Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo
duy nhất của cách mạng Việt Nam, sớm được nhân dân thừa nhận là đội tiền phong
của mình, tiêu biểu cho lợi ích, danh dự, lương tâm và trí tuệ của dân
tộc.
* Điểm sáng tạo của cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng:
-
Cương lĩnh giải quyết được mẫu thuẫn: xã hội Việt Nam tồn tại hai mẫu thuẫn đó
là mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ phong kiến, mâu thuẫn dân tộc
giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. Cương lĩnh cũng chỉ ra rằng
mâu thuẫn dân tộc là quan trọng nhất cần phải được giải quyết ngay sau khi giải
quyết xong mâu thuẫn dân tộc thì mới giải quyết mâu thuẫn giai cấp.
-
Cương lĩnh cũng đã giải quyết được đường lối cách mạng đó là cách mạng vô sản
kết thúc bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Ý nghĩa lịch sử sự ra đời
Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam đã quy tụ ba tổ chức cộng sản
thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam theo một đường
lối chính trị đúng đắn, đã tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành
động của phong trào cách mạng cả nước hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
Việt Nam và hệ tư tưởng Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ
rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Trong
quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc không chỉ vận dụng sáng tạo, mà còn bổ
sung, phát triển học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản: “Đảng Cộng sản Việt
Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam”.
Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách
mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng,
về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX; mở ra con đường và phương
hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương: Cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được ủng hộ to lớn
của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm
nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời, cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích
cực vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
No comments:
Post a Comment