15 April, 2012

Đề tài 9. Những hình thức vay nợ của Nhà nước? Liên hệ tình hình vay nợ của Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến nay.


CÁC HÌNH THỨC VAY NỢ CỦA NHÀ NƯỚC

I - Vay nợ trong nước của chính phủ

1.Trái phiếu chính phủ

a-Tín phiếu kho bạc nhà nước

Là loại trái phiếu (giấy vay nợ ngắn hạn) có kỳ hạn dưới một năm do kho bạc nhà nước phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước.

Đặc điểm:
-        Lãi suất: cao.
-        Đặc điểm loại chiết khấu: Chiết khấu hoặc mang mệnh giá.
-        Thời hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hoặc 1 năm với nhiều mức mệnh giá.
-        Hình thức phát hành: Đấu thầu, phát hành trực tiếp qua kho bạc, phát hành qua đại lý trên thị trường thứ cấp.
-        Tính thanh khoản: cao nhất.
-        Mức độ rủi ro vỡ nợ: Vì uy tín của chủ thể phát hành nên mức độ rủi ro của tín phiếu kho bạc rất thấp so với các công cụ trên thị trường tiền tệ hay có thể coi là không có rủi ro tín dụng.
-        Năm 2008 huy động được 20.730 tỷ đồng, năm 2009 là 10.714 tỷ đồng và năm 2010 huy động được 8.350 tỷ đồng.

b- Trái phiếu công trình:

Huy động vốn cho công trình đầu tư cụ thể thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng.
VD dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
+ Do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành, có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.

c-Trái phiếu ngoại tệ:

Là loại trái phiếu Chính phủ có kì hạn từ 1 năm trở lên, nhưng được thể hiện dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn). Nhằm huy động tiền bằng ngoại tệ của dân chúng.
+ Rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái.
loại trái phiếu này không phổ thong

d - Công trái xây dựng Tổ quốc:
Việc phát hành Công trái xây dựng tổ quốc được phát hành từng đợt, không mang tính thường xuyên mà chỉ gắn với những lĩnh vực nhất định, chẳng hạn công trái phục vụ cho lĩnh vực giáo dục, giao thông…

+ Nó có tính chất như trái phiếu, nhưng có lãi suất thấp hơn vì nó không mang tính chất vay vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách mà để động viên người dân cho chính phủ vay vốn để đầu tư vào các dự án đầu tư trọng điểm của nhà nước.
VD: năm 2005, nhà nước phát hành công trái Giáo dục có thời hạn 5 năm, lãi suất 8,5%/năm.

2. Trái phiếu chính quyền địa phương:

Là các loại trái phiếu có thời hạn 1 năm trở lên do chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn cho các dự án đầu tư như công trình cơ sở hạ tầng hay phúc lợi công cộng của địa phương.

+ Việc phát hành loại trái phiếu này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tài chính tín dụng trên địa bàn phát hành trái phiếu này va chịu trách nhiệm bố trí ngân sách tỉnh, thành phố để trả nợ.

3. Vay trực tiếp:

Chính phủ có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế) Hình thức vay nợ này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ của họ không cao.

Ưu điểm:
Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. 
Tập trung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư,tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài, dễ triển khai

Nhược điểm:
*           Việc khắc phục thâm hụt ngân sách bằng nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Hơn nữa, việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. 
*           Chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.
*           Tổng lượng tiền mà nhân dân và các đơn vị có thể có để cho chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiết kiệm của xã hội. Nếu chính phủ huy động được nhiều thì đương nhiên phần tiền còn lại dành cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh sẽ giảm đi.
Như vậy, chưa biết chính phủ sẽ làm gì, làm như thế nào đối với lượng tiền huy động được, nhưng xã hội hay trực tiếp hơn là khu vực các doanh nghiệp và dân cư đó sẽ mất đi một nguồn vốn tương ứng có khả năng dành cho đầu tư phát triển kinh tế. Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của chính phủ và của ngân hàng càng có lãi suất cao thì càng tạo ra luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư sang hệ thống tài chính ngân hàng mà không chảy vào sản xuất kinh doanh.

ðBiện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách này chỉ nên thực hiện trong trường hợp nền kinh tế là cường thịnh. Nếu ta tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu, thì trái phiếu sẽ tạo ra cho công dân trách nhiệm nộp thêm thuế trong tương lai để trang trải lãi về các trái phiếu đấy. Nó tạo ra một gánh nặng nợ cho chính phủ (trừ khi những thâm hụt ngân sách nhà nước này bắt nguồn từ việc chi tiêu cho các dự án đầu tư có sức sinh lời)

 + Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu, tuy nhiên, nếu việc này có dài có thể gây ảnh hướng nghiêm trọng đến uy tín của Chính phủ

Thực tế hiện nay, lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn không đáp ứng được lãi suất kỳ vọng của thị trường nên phát hành trái phiếu luôn bị thất bại. Hậu quả có khi cũng tệ không kém, thị trường gần như không có thanh khoản.

Liên hệ tình hình vay nợ của Việt Nam trong những năm gần đây:

- Số phát hành vay trong nước năm 2009 vượt dự toán tới 24,15% và vay nước ngoài vượt tới 71,1% dự toán do cần nguồn lực tài chính đối phó khủng hoảng. Ngược lại, năm 2010 do khó khăn huy động trong nước nên vay trong nước giảm gần 17% so dự toán trong khi vay ngoài nước lại tăng tới 47,6% để bù đắp lại.
Giai đoạn 2006-2010 khác các giai đoạn trước khi nguồn bù đắp thâm hụt NSNN dựa chủ yếu vào vay trong nước với tỷ trọng chiếm từ 2/3 đến trên 4/5, ít nhất là trong dự toán NSNN, theo đó, biến động của lạm phát sẽ quan trọng hơn so với biến động của tỷ giá hối đoái đối với nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, trong thực tế thì năm 2006 và 2008 cơ cấu vay nợ bù đắp bội chi lại đảo ngược so với dự toán theo chuẩn quốc tế trong khi theo chuẩn Việt Nam vẫn cơ bản phù hợp dự toán chứng tỏ phần vay để bù đắp khoản thâm hụt mới phải dựa vào vay nước ngoài trong khi vay trong nước chủ yếu để thanh toán các khoản nợ cũ.

- Tính chung giai đoạn 2006-2010, tổng số nợ phát hành là 409.857 tỷ VND (tương đương 21,%GDP năm 2010), trong đó, tổng nợ phát hành trong nước là 306.065 tỷ VND, chiếm 74,7% tổng số nợ phát hành (tương đương 15,7%GDP năm 2010). Trong tổng số nợ phát hành 5 năm có 219.162 tỷ VND trả nợ gốc, chiếm hơn tổng số nợ phát hành, trong đó trả nợ gốc vay trong nước chiếm 82,3% tổng số trả nợ gốc. Tổng số nợ mới phát sinh để bù đắp thâm hụt NSNN 5 năm 2006-2010 là 190.695 tỷ VND (tương đương 9,77%GDP năm 2010), trong đó, tổng nợ mới phát sinh trong nước là 125.763 tỷ VND, chiếm gần 66% tổng số. Rõ ràng, trong giai đoạn 2006-2010, nghĩa vụ nợ Chính phủ đã và đang gia tăng nhanh chóng, trong đó chủ yếu là vay nợ trong nước. Nếu tính thêm cả phần Chính phủ vay về cho vay lại (vay nước ngoài) thì tổng nợ của Chính phủ (số phát hành) 5 năm qua lên tới 506.776 tỷ VND, xấp xỉ 26%GDP năm 2010, trong đó nợ nước ngoài chiếm 39,6%, tương đương 10,3% GDP năm 2010.

II - Vay nợ nước ngoài

1. Vay viện trợ phát triển chính thức

a - Khái niệm
Là các khoản vay nhân danh nhà nước, Chính phủ từ các nhà tài trợ là nước ngoài: các tổ chức song phương( WB, IMF, ADB…), các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ có thể như các tổ chức phi chính phủ(NGO).

b- Ưu và nhược điểm

Ưu điểm
-              Lãi suất thấp (dưới 20%, trung bình từ 0.25%năm)
-              Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
-              Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
-               
Nhược điểm
Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới ít, giải ngân chậm

-              Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao
-              Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).
-              Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoádịch vụ do họ sản xuất.
-              Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.
-              Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên.
-              Ngoài ra, tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp... có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần

c- Các hình thức viện trợ

·        Viện trợ song phương:là viện trợ giữa các nước có những thỏa thuận tay đôi với nhau, thông qua một tổ chức của chính phủ, cơ quan quản lí viện trợ hay chương trình hợp tác phát triển kinh tế với nước ngoài của chính phủ nước viện trợ. Ví dụ như: Năm tài chính 2009/2010, tổng viện trợ của Canada dành cho Việt Nam thông qua các hình thức song phương, đa phương, khu vực, đối tác và các tài trợ khác đạt 89,5 triệu CAD (trong đó viện trợ song phương là 23 triệu CAD). Trong năm tài chính 2010/2011, viện trợ song phương của Canada dành cho Việt Nam đạt 27 triệu CAD, ngoài ra còn song phương với NHẬT BẢN
·        Viện trợ đa phương: là viện trợ giữa các quốc gia được thưc hiện thông qua tổ chức nào đó như: WB, IMF...... ví dụ việt nam có quan hệ đa phương với nhật, mỹ, canda. anh…
·        Viện trợ không hoàn lại:là sự kết hợp giữa hai hình thức trên. Đối với hình thức này thì thành lập loại quỹ chung và loại quỹ ủy thác. Để nhận được viện trợ thì các nước phải xây dựng trước các dự án để vận động. Vi dụ như: Vương quốc Anh đã cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam từ năm 1992, với tổng số tiền viện trợ tới nay lên đến 378 triệu bảng Anh,…ngoai ra ta còn được nhật viên trợ về mặt điện tử…
·        Viện trợ của tổ chức phi chính phủ: là viện trợ do các tổ chức phi chính phủ viện trợ. Nhăm mục đích nhân đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, giải quyết các vấn đề xã hội…. Action ATD, care Quốc tế, MCC, OxfamBỉ và các tổ chức Oxfam Anh và tổ chức NARV

2. Vay có tính chất thương mại:

a- Định nghĩa:
 Là những khoản vay dựa trên quan hệ cung cầu về vốn vay trên thị trường, lãi suất do thị trường quyết định, không chịu bất cứ ràng buộc nào về các điều kiện kinh tế hay chính trị.

b- Đặc điểm:  Đối với những khoản vay này thì người cấp vốn vay không tham gia vào hoạt động của người đi vay, nhưng trước khi cho vay thì phải nghiên cứu hết sức chắc chẽ đối với các dự án đầu tư, hoặc thường có yêu cầu về bảo lãnh hay thế chấp để có thể giám bớt rủi ro khi cho vay.

Ưu điểm:
-                    Đối tượng đi vay không chịu bất cứ ràng buộc nào về các điều kiện kinh tế hay chính trị
-                    Hiệu quả sử dụng vốn vay thương mại cao hơn so với các khoản vay ưu đãi

Nhược điểm:
-        Lãi suất biến động theo thị trường, không ổn định. Trong thời gian gần đây và các năm tới, lãi suất vay thương mại sẽ tăng lên
-        Trong trường hợp không trả được các khoản vay thương mại, quốc gia sẽ bị mất uy tín trên trường quốc tế và ảnh hưởng đến các khoản vay sau này
-        Gắn liền với nhu cầu sử dụng vốn dự phòng của ngân sách Nhà nước và có thể làm cho tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam bị xấu đi

Thực trạng các khoản vay có tính chất thương mại của VN

- Chiếm 19,92% tổng vay nợ nước ngoài
- Lãi suất
Trên 1,5 tỷ USD lãi suất từ 3-5,99%
919 triệu USD ở mức lãi suất 6-10%.
Hơn 1,9 tỷ USD dư nợ còn lại được áp lãi suất thả nổi theo LIBOR 6 tháng và LIBOR Euro 6 tháng.
- Lợi suất lên đến hơn 7% đối với khoản 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ ngoại tệ.
Nhận xét
- Lãi suất vay nợ của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Điều này có thể là hệ quả của việc Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cũng như việc uy tín nợ quốc gia bị ảnh hưởng do một số bất ổn của kinh tế vĩ mô và sự kiện Vinashin.

- Trong 10-20 năm tới đây, VN sẽ thuộc những quốc gia không được hưởng những nguồn vốn ưu đãi nữa mà phải vay thương mại nhiều hơn, vì thế chi phí nợ sẽ tăng lên, điều này buộc các khu vực DN, cả Nhà nước, tư nhân và các ngân hàng phải tính đến nợ dự phòng, rủi ro về hối đoái và tái cấp vốn


3. Vay ưu đãi

a- Định nghĩa: là các khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng ưu đãi không đạt theo tiêu chuẩn chung của ODA


b- Vai trò
·        Hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn
·        Phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
·        Cung cấp trang thiết bị, hạ tầng kinh tế, xã hội
·        Chống biến đổi khí hậu, hộ trợ trực tiếp người dân …

c- Đặc điểm
Ưu điểm: nguồn vốn được vay với lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài….
Nhược điểm: hiệu quả sử dụng vốn không cao, quốc gia vay nợ phải đáp ứng ngày càng nhiều các điều kiện….

Thực trạng về các khoản vay ưu đãi ở Việt Nam
Vay ưu đãi chiếm 5,41% tổng vay nợ nước ngoài
Lãi suất giao động từ 1 -1,5%
Chủ nợ của các khoản vay ưu đãi chủ yếu  là ADB, WB, các nước phát triển…
Những năm gần đây, vay ưu đãi giảm do Việt Nam đã là một nước có thu nhập trung bình

Nhân định về tình trang vay nợ của việt nam từ năm 2009 đến nay

Việt Nam đã có một số dấu hiệu cho thấy “độ nóng” của nợ nước ngoài trong thời gian gần đây đã tăng nhanh, cả về định tính và định lượng.

Thứ nhất: quy mô nợ tăng nhanh và vượt dự báo. Theo Bản tin nợ nước ngoài của Bộ Tài chính, đến ngày 31-12-2009, tổng nợ nước ngoài, gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh hơn 27,9 tỷ USD, tương đương 479.500 tỷ đồng. Trong đó, nợ nước ngoài của Chính phủ trên 23,9 tỷ USD. Đến cuối năm 2010, nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh đạt 32,5 tỷ USD (trong đó tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ 27,86 tỷ USD, chiếm 85,7% tổng dư nợ), tương đương 42,2% GDP năm 2010 và tăng 4,6 tỷ USD so với năm 2009, đạt mức nợ cao nhất kể từ năm 2005. Cần lưu ý con số 42,2% GDP cũng cao hơn nhiều so với mức 38,8% mà Chính phủ dự kiến cuối năm 2010.



Thứ hai: dịch vụ nợ tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ cũng giảm nhiều. Dịch vụ nợ nước ngoài của nước ta trong năm 2010 là 1,67 tỷ USD, trong đó riêng tiền lãi và phí hơn 616 triệu USD, tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009. Dịch vụ nợ Chính phủ so với tổng ngân sách nhà nước năm 2009 là 5,1% (ngưỡng an toàn của Ngân hàng Thế giới - WB - đưa ra dưới 35%).
Tuy nhiên, dịch vụ nợ nước ngoài năm 2010 bằng 50% tổng đầu tư phát triển cùng năm ngân sách. Một con số không hề nhỏ trong quy mô khiêm tốn của ngân sách nhà nước hiện nay. Đặc biệt, theo cảnh báo của Bộ Tài chính, dự trữ ngoại hối nước ta trong năm 2010 chỉ còn tương đương 187% tổng dư nợ ngắn hạn, giảm mạnh so với con số 290% và 2.808% của các năm 2009 và 2008, trong khi mức khuyến nghị của WB trên 200%.
Việc mua vào thêm 4 tỷ USD trong những tháng đầu năm 2011 ít nhiều đã cải thiện tỷ lệ an toàn này. Tuy nhiên, việc mua vào này không phải là giải pháp bền vững xét dưới góc độ chống lạm phát tiền tệ, vì nó dễ trở thành nguồn xung lực làm tăng lạm phát tiền tệ.

Thứ ba, điều kiện nợ ngày càng ngặt nghèo hơn. Bộ Tài chính cho biết lãi suất vay nợ đang có xu hướng tăng lên do nước ta đã bị giảm mức nhận ưu đãi vì gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Các khoản vay nước ngoài đa số có lãi suất thấp và trong tổng nợ cuối năm 2009, vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%, vay ưu đãi chiếm 5,41%, vay thương mại 19,92%... Qua năm 2010, vay nợ với lãi suất thấp 1-2,99%/năm chiếm khoảng 65,5% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, khoản vay có lãi suất cao 6-10%/năm trong năm 2010 cũng đã lên tới 1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm 2009. Hiện các chủ nợ chính của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Pháp, ADB, WB... Các chủ nợ này đã nâng lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Việt Nam lên hơn 2 tỷ USD trong năm 2010 (so với hơn 1 tỷ USD của năm 2009).



Vấn đề đặt ra lúc này là dù tự tin và thận trọng, cần phải “rung chuông” tự cảnh cảnh báo rằng mức nợ nước ngoài của Việt Nam đã tiếp cận giới hạn chịu đựng của nền kinh tế và so với khả năng trả nợ (mấp mé dưới mức cảnh báo an toàn của WB). Vấn đề càng nhạy cảm hơn trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang bao phủ toàn cầu, đe dọa nhấn chìm nền kinh tế thế giới vào vòng xoáy khủng hoảng tồi tệ mới vô tiền khoáng hậu.
Vì thế, đây là lúc phải tỉnh táo để thấy rõ sự thực rằng nếu khủng hoảng nợ công xảy ra, Việt Nam sẽ phải “một mình vượt cạn”, khó trông cậy vào sự cứu trợ “giá rẻ “hay vô tư nào từ các chủ nợ, các khối kinh tế hay tổ chức tài chính khu vực và quốc tế, giống như việc Liên minh châu Âu đang cứu giúp các nước thành viên khỏi “cơn bão” nợ công với những điều kiện ngặt nghèo.

Các số liệu
Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài

Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
2010
Nợ so với GDP
31,4
32,5
29,8
39
42,2
Nợ khu vực công so với GDP
26,7
28,2
25,1
29,3
31,1
Trả nợ trung - dài hạn so với xuất khẩu
4
3,8
3,3
4,2
3,4
Trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách
3,7
3,6
3,5
5,1
3,7
Dự trữ ngoại hối so với nợ ngắn hạn
6.380
10.177
2.808
290
187
Nợ dự phòng của CP so với thu ngân sách
4,5
4,6
4,7
4,3
5,8


Nợ nước ngoài năm 2010 phân theo nhóm cho vay và chủ nợ

2009
2010
TỔNG CỘNG
27.929
32.500
Các chủ nợ chính thức
24.149
29.139
- Song phương
13.278
14.690
- Đa phương
10.931
12.449
Các chủ nợ tư nhân
3.779
5.362
- Người nắm giữ trái phiếu
1.038
2.020
- Các ngân hàng thương mại
2.583
3.195
- Các chủ nợ tư nhân khác
158
147
NỢ CỦA CHÍNH PHỦ
23.943
27.858
Các chủ nợ chính thức
22.465
25.421
- Song phương
11.566
12.999
- Đa phương
10.899
12.422
Các chủ nợ tư nhân
1.478
2.437
- Người nắm giữ trái phiếu
1.038
2.019
- Các ngân hàng thương mại
350
334.14
- Các chủ nợ tư nhân khác
89
83.26
NỢ CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
3.986
4.643
Các chủ nợ chính thức
1.685
1.718
- Song phương
1.652
1.691






- Đa phương
33
27
Các chủ nợ tư nhân
2.301
2.925
- Các ngân hàng thương mại
2.232
2.861
- Các chủ nợ tư nhân khác
69
64


Dư nợ nước ngoài của Chính phủ theo loại tiền

Loại tiền tệ
Dư nợ
Đôla Australia
32,19
Đôla Canada
77,67
Franc Thụy Sĩ
42,9
Nhân dân tệ
162,2
Krone Đan Mạch
2,65
Euro
2.558,54
Bảng Anh
83,89
Rupi Ấn Độ
17,91
Yen Nhật
10.817,18
Won Hàn Quốc
207.31
Dinar Kuwait
18,05
Ringgit Malaysia
0,55
Krone Na Uy
86,54
Đôla New Zealand
0,18
SDR*
7.538,65
Krone Thụy Điển
35,19
Baht Thái Lan
2,01
Đôla Mỹ
6.174,17
TỔNG CỘNG
27.857,16

(Tính đến 31/12/2010)

Một số đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả nợ công ở Việt Nam
Phát triển nội lực nền kinh tế
Phát triển nội lực nền kinh tế cần tập trung vào vấn đề gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong xuất khẩu bằng cách: Giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu thông qua việc đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng hàm lượng công nghệ cao trong sản xuất để xuất khẩu được nhiều sản phẩm tinh và ít sản phẩm thô hơn; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao nhận biết và thực hành về vấn đề thương hiệu cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Xây dựng môi trường tài chính hiệu quả
Công khai, minh bạch về tài chính
Đây là một nguyên tắc căn bản hàng đầu và phổ biến trên thế giới trong quản trị công nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là trong quản trị nợ công. Theo hướng dẫn quản lý nợ công của IMF (2003) cũng như Cẩm nang minh bạch tài khóa (2007), cần đặc biệt nhấn mạnh một số yêu cầu cơ bản như sau:

Thứ nhất: xác định rõ vai trò và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của Chính phủ. Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình
trong việc hoạch định và thực thi chính sách tài khóa.
Thứ hai: khu vực chính phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế; chính sách và vai trò quản lý của khu vực công phải rõ ràng và được công bố công khai.
Thứ ba: về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chính trong việc: Lựa chọn các công cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ (nếu luật không quy định rõ) -  thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững; thiết lập và kiểm soát cơ quan/tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặc nằm ngoài) và thiết lập quy chế quản lý nợ.
Thứ tư: luật phải quy định cụ thể tất cả các khoản chính phủ bảo lãnh. Luật cũng phải xác định rõ vai trò của Ngân hàng Trung ương sao cho việc phát hành quỹ chứng khoán không bị lẫn với các biện pháp nghiệp vụ thuộc chính sách tiền tệ. Tất cả các khoản vay phải được ghi có tại một tài khoản ngân hàng dưới sự kiểm tra của Bộ Tài chính, và nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho công  chúng. Minh bạch tài khóa đòi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chính phủ trình cơ quan lập pháp và công khai cho công chúng.
Ngoài ra: cần đảm bảo rằng thông tin về nợ công phải bao quát cả quá khứ, hiện tại và dự tính cho tương lai. Điều này hết sức cần thiết vì thông tin công khai về nợ còn nhằm tăng cường khả năng can thiệp và phòng ngừa tình huống xấu xảy ra.

- Cải cách hành chính
Việc cải cách hành chính nhà nước cần được thực hiện trên tất cả các nội dung: Thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,... Trong đó, cần tăng cường cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại của nhân dân; thực hiện tốt việc tiếp nhận ý kiến, phản hồi của người dân. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần phải được đơn giản hóa và thông tin đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của bộ, địa phương để  tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cơ quan, tổ chức nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán và hoạt động ngân hàng, cụ thể:
+ Về hoạt động kiểm toán: Tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm.
+ Về hoạt động ngân hàng: Đặc biệt tập trung vào nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Cần phải hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Thay đổi cơ cấu nợ công
Việt Nam thực sự thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước nhiều hơn nữa. Để thay đổi cơ cấu nợ công, Chính phủ Việt
Nam nên phát hành trái phiếu chính phủ ghi bằng nội tệ nhiều hơn. Để nâng cao chất lượng các đợt đấu thầu mua trái phiếu chính phủ, chính phủ nên đưa ra một mức lãi suất phù hợp hơn với lãi suất thị trường và yêu cầu của nhà đầu tư.
Kiểm soát nợ công ở mức an toàn
Để kiểm soát nợ công ở mức an toàn, cần phải xác định được đâu là mức an toàn (ví dụ: cần phải xác định các tỷ lệ nợ công/GDP và nợ nước ngoài/GDP). Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần chú ý phân tích bản chất của nợ công. Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay lượng dự trữ quốc gia... Thực tế xảy ra trên thế giới cho thấy những nước rơi vào khủng hoảng tài chính đều có tỷ lệ nợ trên GDP khá thấp. Ví dụ: Argentina năm 2001, tỷ lệ đó chỉ ở mức 45%; Ukraine (2007) chỉ 13%; Thái Lan (1996) chỉ có 15%; Venezuela (1981) chỉ có 15%; Rumania (2007) chỉ có 20%...

Sử dụng hiệu quả nợ công
Để sử dụng hiệu quả nợ công, cần phải chú trọng vào các vấn đề sau:
- Chi tiêu công phải minh bạch, hợp lý. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện. Tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư; tránh tình trạng tham nhũng, quan liêu.
- Đấu thầu các dự án một cách công khai, minh bạch nhằm chọn lựa được những nhà thầu có năng lực nhất. Để doanh nghiệp ngoài quốc doanh chịu trách nhiệm thầu các dự án đầu tư nhiều hơn,  thay cho các doanh nghiệp nhà nước.
- Tập huấn và nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.


Hình thức vay nợ trong nước là tốt nhất
-              tận dụng được các khoản tiền nhàn rỗi trong dân chúng
-              không phụ thuộc vào các nước cho vay
-              hình thúc vay đa dạng, thời hạn đi vay tương đối ngắn do vậy việc đi vay đã đựơc lên kế hoạch để trả cho những khoản vay này. 
-              hạn chế được việc không trả được các khoản vốn lớn gây ra vỡ nợ


Lý do ở Việt Nam, vay nợ nước ngoài lớn hơn vay nợ trong nước:

·        Do lạm phát ở Việt Nam rất lớn, lãi suất thấp hơn cả lạm phát, do đó nếu so với Lạm phát thì người cho vay bị lỗ
·        Vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay tự trả có xu hướng tăng nhanh
·        Vay nước ngoài “ rẻ” hơn vay trong nước. Vay nước ngoài hiện nay của Việt Nam có lãi suất thấp hơn vay trong nước.Trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn nhận được nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ thì cần tranh thủ tối đa do tính chất ưu đãi của nguồn vốn này
·        Do trong nước nhu cầu đầu tư lớn, đầu tư phát triển thì có bội chi ngân sách, phải có bù đắp, cân đối trong nước không đủ, do vậy không thể không vay nước ngoài. Thông thường trong thời gian đầu đi vay thì bao giờ dư nợ cũng tăng dần đến lúc cơ sở hạ tầng đã tốt rồi, có thể vay trong nước thì sẽ giảm vay nước ngoài.
·        Việt Nam đã và đang thực hiện hành loạt các dự án lớn như hầm đường bộ Hải Vân, cảng nước sâu Cái Lân….điều này cho thấy nguốn vốn vay nước ngoài đã hỗ trợ tăng trưởng như thế nào
·        Việt Nam chiếm được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, họ tin vào các chính sách kinh tế của Việt Nam
Trong giai đoạn thị trường ngoại hối xuất hiện tình trạng căng thẳng thì các khoản vay nước ngoài có thể giúp can thiệp hạ nhiệt thị trường này.

(Sưu tầm)


<<==Xem đề tài trước                                                                                    Xem đề tài tiếp theo==>>

No comments:

Post a Comment