Ma trận BCG và 4 vị trí trên thị trường
của sản phẩm.
Ma trận BCG (Boston Consulting Group)
Ma trận BCG còn được gọi là ma trận DPM
(Directional Policy Matrix). Ma trận BCG
xem xét hai yếu tố đó là sự tăng trưởng của thị trường và thị phần của doanh
nghiệp trong thị trường tương ứng.
Nhóm
tư vấn Boston
phát triển ma trận nầy nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược cho các
hoạt động kinh doanh của mình. Đối với sản phẩm, BCG giúp doanh nghiệp xác định
vị trí của sản phẩm trên thị trường nhằm qua đó đưa ra quyết định chiến lược
thích hợp.
BCG đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ
(phân tích vị trí sản phẩm/thị trường).
1. Vị trí Dấu
hỏi. Trong vị trí nầy doanh nghiệp có
sản phẩm đang có thị phần nhỏ trong một thị trường thuộc vào loại hấp dẫn (đang
tăng trưởng cao).
Rơi vào vị trí nầy định hướng chiến lược của doanh nghiệp có thể là tìm cách tăng thị phần, tức là di chuyển về hướng vị trí "ngôi sao" bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc tập trung đầu tư để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong thị trường đó.
Rơi vào vị trí nầy định hướng chiến lược của doanh nghiệp có thể là tìm cách tăng thị phần, tức là di chuyển về hướng vị trí "ngôi sao" bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc tập trung đầu tư để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong thị trường đó.
2. Vị trí Chó. Doanh nghiệp có thể có sản phẩm rơi vào vị trí mà
thị phần của doanh nghiệp thì nhỏ và thị trường cũng đã bão hòa, không còn tăng
trưởng nữa.
Tại vị trí nầy, các nhà tư vấn thường khuyên doanh nghiệp rút lui vì doanh thu thấp lại không có triển vọng phát triển thêm, trong khi chi phí để duy trì sản xuất kinh doanh một sản phẩm thường không nhỏ.
Ngưng một sản phẩm không hiệu quả để dành công sức đầu tư vào một sản phẩm khác có tiềm năng hơn có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn đồng thời nhằm cũng cố vị trí của doanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên cũng có khi có trường hợp một sản phẩm có thị phần nhỏ trong một thị trường không tiềm năng nhưng lại đóng vai trò thiết yếu đối với vị trí của một sản phẩm khác quan trọng của doanh nghiệp. Trong trường hợp nầy, người ta thường chấp nhận trích lợi nhuận từ sản phẩm mạnh để duy trì sản phẩm đang trong vị trí khó khăn nhưng thiết yếu nầy.
Tại vị trí nầy, các nhà tư vấn thường khuyên doanh nghiệp rút lui vì doanh thu thấp lại không có triển vọng phát triển thêm, trong khi chi phí để duy trì sản xuất kinh doanh một sản phẩm thường không nhỏ.
Ngưng một sản phẩm không hiệu quả để dành công sức đầu tư vào một sản phẩm khác có tiềm năng hơn có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn đồng thời nhằm cũng cố vị trí của doanh nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên cũng có khi có trường hợp một sản phẩm có thị phần nhỏ trong một thị trường không tiềm năng nhưng lại đóng vai trò thiết yếu đối với vị trí của một sản phẩm khác quan trọng của doanh nghiệp. Trong trường hợp nầy, người ta thường chấp nhận trích lợi nhuận từ sản phẩm mạnh để duy trì sản phẩm đang trong vị trí khó khăn nhưng thiết yếu nầy.
3. Vị trí Bò
sữa. Doanh nghiệp có sản phẩm có thị
phần rất cao trong một thị trường không còn tăng trưởng hoặc đã bão hoà.
Định hướng chiến lược cho vị trí nầy thường là tranh thủ thu lợi nhuận, không đầu tư thêm.
Định hướng chiến lược cho vị trí nầy thường là tranh thủ thu lợi nhuận, không đầu tư thêm.
4. Vị trí Ngôi
Sao. Đây là vị trí của doanh nghiệp
mạnh, dẫn đầu thị phần trong một thị trường đầy triển vọng (tăng trưởng cao).
Định hướng chiến lược cho vị trí nầy thường là bảo vệ vị trí của mình, bằng cách tiếp tục đầu tư cải tiến sản phẩm nhằm duy trì tính ưu việt của sản phẩm. Đồng thời tranh thủ lợi thế về quy mô sản xuất lớn để hạ giá thành sản xuất cũng nhằm để duy trì lợi thế về mặt giá thành.
Định hướng chiến lược cho vị trí nầy thường là bảo vệ vị trí của mình, bằng cách tiếp tục đầu tư cải tiến sản phẩm nhằm duy trì tính ưu việt của sản phẩm. Đồng thời tranh thủ lợi thế về quy mô sản xuất lớn để hạ giá thành sản xuất cũng nhằm để duy trì lợi thế về mặt giá thành.
BCG đối với doanh nghiệp lớn (phân tích
portfolio quốc tế)
Các
doanh nghiệp lớn (các tập đoàn thuộc loại đa dạng hoá hoạt động kinh doanh)
thường sử dụng BCG để phân tích và định hướng chiến lược cho từng ngành nghề
kinh doanh khác nhau (portfolio strategy) qua đó loại bỏ những nghành nghề
không hiệu quả và tập trung đầu tư vào nghành nghề có lợi thế cạnh tranh hoặc
thị trường có tiềm năng cao, hoặc để đánh giá tình hình và định hướng chiến
lược của từng vùng thị trường khác nhau (Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, Đông Nam Á,
Trung Đông; thị trường mới v.v.) tuỳ theo cách mà họ phân định thị trường.
BCG
và chiến lược marketing (SKILL)
No comments:
Post a Comment