12 April, 2012

Đề tài 8: Những nguồn tài trợ cho hoạt động của Doanh nghiệp, liên hệ thực tế VN.



NGUỒN TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA DN

1. Khái niệm

Nguồn vốn trong doanh nghiệp được hiểu một cách đơn giản là doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn đó từ đâu; hiểu theo cách rộng hơn nguồn vốn bao gồm tất cả các khoản tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm phục vụ cho mục tiêu của mình.

2. Phân loại

Dựa vào các cách phân loại nguồn vốn, có các cách phân chia sau:

·        C1:  Căn cứ vào thời hạn: Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gổm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
·        C2:   Căn cứ vào phương thức huy động: Nguồn vốn huy động từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đi vay từ ngân hàng, các trung gian tài chính khác…
·        C3: Căn cứ vào hình thức sở hữu:  Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
3. Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tỉ trọng các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được.
Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghệp thường xem xét quan hệ về tỉ trọng giữa các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp.

Theo lý thuyết hạch toán kế toán: Nguồn vốn= Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu


Nợ phải trả
VCSH
Định nghĩa,
Đặc điểm
Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình.
bao gồm: vay ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khỏan phải nộp nhà nước, chi phí phải trả,…
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải hoàn trả người khác

3 nguồn hình thành: vốn góp của nhà đầu tư, LN chưa pp và phần chênh lệch định giá lại tài sản.





Ưu điểm
-Đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho sx KD.
- chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế TNDN:
Thuế TNDN = 25% × lợi nhuận trước thuế ( LNTT= dthu- các khoản giảm trừ DT- chi phí, lãi vay được tính vào chi phí, do đó DN sẽ nộp ít thuế hơn so với sử dụng vốn csh )

Doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động là của các chủ sở hữu.nguồn vốn được huy động chắc chắn và số lượng lớn nên doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng vốn và hoạt động có hiệu quả hơn, có toàn quyền chủ động quyết định sử dụng chúng mà không gặp phải bất cứ 1 sự cản trở nào


Nhược điểm
-Tốn kém chi phí và thời gian
Trên thực tế, nếu NPT chiếm quá nhiều so với VCSH thì DN đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có=> rủi ro trong việc trả nợ. Đặc biệt khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Mặt khác các NH thường xem xét kĩ tỷ lệ nợ để quyết định có cho DN vay hay không.
đối với các doanh nghiệp cần có khoản vốn lớn như bất động sản,… thì chỉ huy động vốn thông qua vcsh là ko đủ.
Chỉ có công ty cổ phần và doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hóa mới được phát hành cổ phiếu,còn công ty tư nhân không được phát hành cổ phiếu. Hơn nữa, huy động vốn cổ phần có  chi phí phát hành cổ phần được trả cho dịch vụ phát hàng chứng khoán nên  doanh nghiệp chỉ nhận được một khoản vốn thực tế thấp hơn khoản vốn huy động.

Tỉ trọng giữa nợ phải trả và vốn CSH
Xem xét thông qua Hệ số đảm bảo vốn csh: DER= ∑nợ/ ∑ vcsh phản ánh quy mô tài chính của công ty. Thông thường ở mức an toàn thì DER không nên >1: Khi DER >1
tài sản của dn được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ và ngược lại. Về nguyên tắc hệ số này càng nhỏ tức là NPT chiếm tỉ lệ ít thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. DER càng lớn thì càng gặp khó khăn trong trả nợ và khả năng phá sản của dn càng cao.

Liên hệ thực tế Việt Nam:

Hiện nay ở VN vốn đi vay rộng hơn, nhiều hơn so với VCSH. Trong các cách huy động vốn thông qua các khoản NPT thì vay từ ngân hàng là hình thức được sử dụng phổ biến nhất tại VN.

-Ưu điểm: Đây là cách huy động vốn truyền thống và khá nhanh, giảm bớt được được chi phí giao dịch, tính linh hoạt khá cao.

-Hạn chế: Đòi hỏi khá chặt ché về các điều kiện vay, kiểm soát khi vay cũng như cách thức hoàn trả; số vốn huy động có hạn, và lãi suất cao khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khan.

Lãi suất cho vay tiền mặt của các NHTM luôn ở mức cao, thường > 20% / năm, ngày 13/3 đã giảm xuống nhưng không đáng kể, ở mức 17-19% trong khi con số này ở TQ chỉ là 5% và khu vực châu Á chỉ từ 5-8%. Như vậy, nếu áp dụng lý thuyết thì trong điều kiện kinh tế VN hiện nay huy động qua vốn CSH tốt hơn. Nhưng trên thực tế theo BCTC của các DNVN: Trong 3 năm(06-08), tỷ lệ DER có xu hướng tăng DER=1.1(2006), =1.2 (2007),=1.3(2008). Một số dn có tỉ lệ ∑nợ/ ∑ vcsh cao, có khi > 10 lần, nhất là các DNNN, cụ thể: Tổng cty xây dựng công trình GT DER=21.6, Tổng cty lắp máy Việt Nam LILAMA có DER=17.4, Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam con số này là 10.9- Tức là nợ phải trả có tỉ trọng lớn hơn vốn csh và thậm chí lớn hơn rất nhiều lần.

Chịu tác động lớn nhất trong việc thiếu vốn là ngành xây dựng, vì ngành này đòi hỏi vốn rất lớn, chủ yếu huy động bằng hình thức đi vay. Các dn khác như dệt may, chế biến thủy hải sản,… cũng là những ngành cần nhiều vốn. Tình trạng thiếu vốn cũng len lỏi vào các doanh nghiệp nông nghiệp, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, họ thường phải đi vay, thực hiện dưới hình thức quay vòng vốn, tức là thu nhập của kì này để trả nợ cho kì trước; hơn nữa muốn mở rộng sản xuất thì phải có vốn, nếu không có vcsh tất nhiên phải đi vay.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện có 20% doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động, số còn lại hoạt động khó khăn. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay theo cơ quan này là vốn cho sản xuất, kinh doanh khi lãi suất cao, mức cho vay hạn chế, đặc biệt với cho vay trung và dài hạn. Nhiều doanh nghiệp dệt may cho biết, hàng hóa tiêu thụ chậm do tâm lý thắt chặt chi tiêu trong thời lạm phát, khiến hàng tồn kho tăng cao, thiếu vốn để quay vòng. Song, hầu hết các cơ sở cũng đều cho rằng, đành chấp nhận tăng hàng tồn kho, giảm mức lãi, cắt giảm lao động chứ không thể đi vay ngân hàng với lãi suất “cắt cổ” để trả lương công nhân được. Bởi, riêng chi phí nhân công cũng đã tăng tới 20%.

Đại diện một doanh nghiệp phân bón dẫn chứng rằng, mặc dù Nghị định 41 về tạo điều kiện vay vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định, đối tượng được vay không phải thế chấp tài sản, nếu phương án sản xuất khả thi và được phê duyệt. Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai, ngân hàng vẫn yêu cầu thế chấp đối với các đối tượng, hợp tác xã.


Ngoài ra, số lượng vốn cho vay rất hạn chế, khối ngân hàng nông nghiệp tỉnh chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu vốn vay, khối Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ đáp ứng được 1,13% hộ kinh tế, và chỉ được phép vay vốn ngắn hạn với quy mô nhỏ.

Hiện nay nhà nước đã có nhiều quy định mới trong vấn đề cho vay của các NHTM khiến cho tình hình phần nào dịu đi xong vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Các khoản phải trả

a, NPT ngắn hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong thời hạn ngắn thông thường dưới 1 năm gồm:

- Các khoản NPT cho người bán: trả khi mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt đông sản xuất, kinh doanh
- Các khoản ứng trước của người mua: khách hàng thanh toán trước cho DN
- Thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp thu đươc lợi nhuận phải chi trả 1 phần cho ngân sách nhà nước thông qua công cụ thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các khoản phải trả công nhân viên: trả lương cho người lao động
- Các khoản phải trả khác: ký quỹ, ký cược, các khoản chi phí phải trả….
- Vay ngắn hạn trực tiếp từ ngân hàng: nhằm mục đích đầu tư vào sản xuất
- Vay thông qua phát hành thương phiếu: đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN

b, Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà DN phải trả có thời hạn trên 1 năm gồm:

-Vay dài hạn từ ngân hàng, các trung gian tài chính khác
-Vay thông qua phát hành trái phiếu
-Nợ dài hạn khác: ký quỹ, ký cược dài hạn dài hạn, nợ thuê mua tài sản cố định…

Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, các DN có uy tín thường lựa chọn khoản vay thông qua phát hành trái phiếu vì đây là kênh huy động được nguồn vốn với giá rẻ so với vay vốn của các ngân hàng.

             
Tín dụng thương mại

Tín dụng ngân hàng

Phát hành trái phiếu


Tín phiếu

Khái niệm

Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các doanh nghiệp thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa, trong đó người cho vay chính là người bán chịu hàng hóa. Lúc này người mua được chiếm dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất địnhphụ thuộc vào hợp đồng mua bán chịu.


Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vì các hoạt động của doanh nghiệp hiện nay thường gắn với các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu nhằm vào 3 mục đích:
+Đầu tư vào tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng...
+Bổ xung thêm vốn lưu động.
+Phục vụ các dự án.

Trái phiếu là chứng khoán nợ do các công ty phát hành với mục đích tài trợ dài hạn cho nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp


Là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do công ty phát hành để huy động nợ ngắn hạn đáp ứng cho thiếu hụt vốn tạm thời.
Hình thức

Thường sử dụng thương phiếu do người mua hoặc người bán lập dưới dạng vô danh hoặc hữu danh.


Cầm cố, thế chấp tài sản,thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh cho mình hoặc vay dưới hình thức trả góp...


Dựa theo trái phiếu có ghi tên hay không: trái phiếu ghi danh và trái phiếu không ghi danh.
- Dựa vào khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu: trái phiếu có thể chuyển đổi và trái phiếu không thể chuyển đổi.
- Dựa vào lãi suất: trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu không có lãi suất cố định.


Ưu điểm
- Chủ động khi huy động vốn: chủ động về thời gian, số lượng, nhà cung ứng.
- Huy động nhanh chóng dễ dàng, thủ tục đơn giản, chi phí thấp và linh hoạt.
- Không phải chịu sự giám sát của ngân hàng, các cơ quan nhà nước.


- Đây là một hình thức huy động vốn khá nhanh,có thể giảm bớt được chi phí giao dịch.
- Tính linh hoạt cao do trong quá trình vay doanh nghiệp có thể thỏa thuận lại với ngân hàng.
- Đối với doanh nghiệp lớn:
+ Tập trung được nguồn vốn lớn cùng một lúc do có tài sản thế chấp lớn, có uy tín với ngân hàng...
+Mức độ rủi ro thấp hơn các doanh nghiệp nhỏ: Đến kỳ thanh toán doanh nghiệp không trả được nợ sẽ được ngân hàng gia hạn, các DNNN sẽ được nhà nước trả hộ...
- Doanh nghiệp nhỏ: Nhà nước đang có rất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận với nguồn vốn này.

- Chi phí phát hành tương đối thấp ( so với phát hành cổ phiếu ), cho phép tìm được nguồn vốn lớn với giá rẻ hơn so với vay vốn của các ngân hàng.
- Tiết kiệm được một phần thuế thu nhập doanh nghiệp do lãi suất trái phiếu được xác định là một khoản chi phí của doanh nghiệp.
- Đảm bảo quyền khống chế doanh nghiệp do không bị phân tán quyền kiểm soát.
- Có thể sử dụng như một đòn bẩy tài chính


Nhược điểm
- Hạn chế về quy mô tín dụng: Số lượng mua chịu, khả năng của nhà cung ứng.
- Hạn chế về đối tượng, không gian vay mượn.
- Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau và thường bị hạn chế về thời gian vay.
- Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nhà cung ứng và phụ thuộc nhiều vào sự đúng hẹn, uy tín của nhà cung ứng.
- Dễ gặp rủi ro dây chuyền.

- Bị động trong quá trình vay vì số lượng tiền vay là bao nhiêu còn phụ thuộc vào quyết định từ phía ngân hàng.
- Các điều kiện cho vay khá chặt chẽ,doanh nghiệp chịu sự giám sát của ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay: có sử dụng đúng mục đích hay không,việc trả nợ gốc và lãi có đúng kì hạn cam kết hay không...

- Độ mạo hiểm tương đối cao do đến hạn doanh nghiệp phải thanh toán mặc dù có thể doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
- Điều kiện phát hành khá nghiêm ngặt:

1
Muốn huy động thông qua hình thức này các công ty thường phải có uy tín rất cao mới có hy vọng huy động vốn rẻ hơn so với đi vay từ ngân hàng. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam không huy động vốn thông qua hình thức này. Hình thức này khá phổ biến ở Mỹ, đặc biệt là các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường

(Sưu tầm)

<<==Xem đề tài trước                                                                                   Xem đề tài tiếp theo==>>

1 comment:

  1. tuyệt quá, kết bạn rùi đấy, c gửi cho t 1 bản full về đường lối với. mail của t là a; maihy92@gmail.com

    ReplyDelete